Đời sống Xã hội

Thị hiếu đối với thức uống có cồn của giới trẻ Hàn Quốc chuyển từ rượu vang sang whisky

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:54 26-06-2023
Thế hệ trẻ Hàn Quốc (từ 20~40 tuổi) hiện đang trở thành người tiêu dùng chính trên thị trường thức uống có cồn và thị hiếu của những vị khách hàng này trực tiếp quyết định doanh số bán các loại rượu khác nhau tại thị trường nội địa Hàn Quốc.

 

Khu vực quầy trưng bày rượu whisky và các sản phẩm đồ uống có cồn tại siêu thị E-Mart chi nhánh Yongsan vào sáng ngày 23/2/2023. [Ảnh=Yonhap News]

Trong khi số lượng nhập khẩu rượu whisky tại Hàn Quốc đang tiếp tục thời kỳ hoàng kim, phá vỡ kỷ lục mọi thời đại; thì số lượng nhập khẩu rượu vang, vốn được ưa chuộng trong thời kỳ đại dịch Covid-19, lại bắt đầu chững lại. Đây là lý do tại sao các nhà nhập khẩu rượu lớn tai Hàn Quốc đang tích cực củng cố dòng rượu whisky cũng như nỗ lực mở rộng các nhà hàng với dịch vụ liên quan, thúc đẩy được các sản phẩm đồ uống có cồn.

Theo thống kê của cơ quan hải quan Hàn Quốc, trong tháng 5/2023 lượng nhập khẩu rượu Scotch, rượu Bourbon, rượu Rye (lúa mạch đen) và các loại rượu whisky khác tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.169 tấn. Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2000, khi các số liệu liên quan bắt đầu được thống kê.

Giá trị nhập khẩu cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại với giá trị nhập khẩu là 109,55 triệu đô la trong tháng 5, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái (97,79 triệu đô la).

Rượu whisky vốn được người tiêu dùng săn đón sau thời gian dịch bệnh, gần đây vẫn tiếp tục duy trì được sự yêu thích bằng xu hướng 'highball'.

Trước đó, tại Hàn Quốc rượu whisky chủ yếu được tiêu thụ bởi những người ở độ tuổi 40~50 tại các quán bar sang trọng và quán bar giải trí dành cho người lớn. Tuy nhiên, nhờ số lượng người trẻ tuổi uống rượu tại nhà tìm kiếm công thức pha chế cocktail độc đáo đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch đã góp phần giúp highball cũng trở nên phổ biến.

Highball được làm bằng cách trộn rượu chưng cất và nước soda, tạo ra một thức uống có vị thanh mát, mang lại cảm giác sảng khoái. Khi văn hóa pha chế pha chế cocktail (mixology) theo sở thích của cá nhân lan rộng, sự quan tâm của người tiêu dùng đối với highball cũng tăng theo. Ngoài ra, thức uống highball với giá cả phải chăng cũng giúp rượu whisky thoát khỏi định kiến ​​"rượu đắt tiền" và thu hút được đối tượng khách hàng trẻ tuổi, thế hệ luôn đề cao sự cá tính.

Các công ty rượu whisky và các kênh phân phối như cửa hàng tiện lợi cũng đang tích cực tận dụng xu hướng highball trong hoạt động tiếp thị và tung ra nhiều sản phẩm rượu whisky đa dạng nhăm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Theo gã khổng lồ bán lẻ Shinsegae của Hàn Quốc, doanh số bán rượu whisky tại các cửa hàng nhượng quyền của Shinsegae Department Store trong quý đầu tiên của năm 2023 đã tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, khoảng một nửa số người tiêu dùng rượu whisky là ở độ tuổi 20 và 30.

Một quan chức ngành công nghiệp rượu cho biết: "Sau Covid-19, sức tiêu thụ của thế hệ trẻ tăng lên ngày càng có ảnh hưởng tới thị trường đồ uống có cồn. Thời kỳ hoàng kim của rượu whisky sẽ kéo dài đến bao giờ phụ thuộc vào mức độ phổ biến của Highball còn tiếp tục được duy trì trong bao lâu".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기