Sau nhiều năm thảo luận với chính phủ các quốc gia láng giềng đồng thời chứng minh rằng lượng nước được thải ra phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn, Nhật Bản đã quyết định xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra Thái Bình Dương, khoảng 12 năm sau vụ tai nạn hạt nhân tại đay. Thảm họa Fukushima xảy ra vào ngày 11/3/2011 được coi là tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa hạt nhân Chornobyl năm 1986.
Nước nhiễm xạ, được phía Nhật Bản gọi là "nước đã qua xử lý", là nước ngầm được sử dụng để làm mát lò phản ứng bị nóng chảy và ngăn không lò phản ứng bị quá nóng. Lượng nước này được Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) xử lý thông qua một quy trình được mô tả là hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) và lưu trữ nước trong hơn 1.000 bể chứa bằng thép không gỉ tại khu vực nhà máy điện hạt nhân bị bỏ hoang. Quy trình ALPS loại bỏ 62 trong số 64 nguyên tố phóng xạ để đưa mức nồng độ hạt nhân phóng xạ xuống dưới giới hạn quy định của Nhật Bản đặt ra vào năm 2022. Hai nguyên tố phóng xạ mà quy trình ALPS không loại bỏ được là 'carbon-14' (đồng vị phóng xạ của carbon) và 'triti' (đồng vị phóng xạ của hydro).
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tham dự cuộc họp hành chính liên quan đến việc xả nước bị ô nhiễm vào ngày 22/8 và cho biết ông hi vọng rằng việc xả nước đã qua xử lý sẽ được bắt đầu vào ngày 24/8 nếu không gặp trở ngại gì chẳng hạn như thời tiết xấu. Thủ tướng Nhật Bản cho biết thêm ông cho rằng ngày càng có sự hiểu biết và hỗ trợ quốc tế từ nhiều khu vực và quốc gia dựa trên bằng chứng khoa học của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Theo Tokyo, nước nhiễm xạ đã được xử lý thông qua ALPS và chứa trong các bể chứa bằng thép không gỉ sẽ được pha loãng với nước biển và thải ra khu vực biển gần Fukushima.
TEPCO cho biết sẽ có tổng cộng khoảng 31.200 tấn nước đã qua xử lý được thải ra biển cho đến tháng 3/2024. Lượng nước này sẽ chiếm khoảng 2,3% trong số 1,33 triệu tấn nước được trữ ở Fukushima.
Bất chấp khoảng 80% người dân Hàn Quốc phản đối quyết định của Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển, chính quyền Yoon Suk-yeol của Hàn Quốc liên tục đưa ra lập trường cho biết họ tôn trọng quyết định của nước láng giềng.
Trong khi tiếng nói phàn nàn về việc xả nước đã qua xử lý ở Fukushima đang gia tăng ở Hàn Quốc và Trung Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 4/7 cho biết cơ quan năng lượng hạt nhân của hệ thống Liên Hợp Quốc đã phân tích các mẫu nước và kết luận: "Kế hoạch của Nhật Bản xả nước đã qua xử lý được lưu trữ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển là phù hợp với Tiêu chuẩn An toàn của IAEA".
Tuy nhiên, nhiều người đang nhìn vào báo cáo của IAEA với con mắt nghi ngờ khi nhiều phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin vào tháng 6 trích dẫn các nguồn ẩn danh, bao gồm một nguồn sử dụng bí danh có tên là "Jorseti", rằng Nhật Bản đã cung cấp "các khoản quyên góp chính trị" hơn một triệu euro (tương đương 1,4 tỷ won) để tổ chức này công bố kết luận có lợi cho Nhật Bản.
Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin trích dẫn Jorseti, được mô tả là quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ Nhật Bản, rằng kết luận của IAEA về báo cáo cuối cùng của họ đã được quyết định ngay từ đầu theo hướng có lợi cho chính phủ Nhật Bản để nước này có thể thực hiện kế hoạch xả nước của mình. Sau khi công bố báo cáo cáo buộc chính phủ Nhật Bản hối lộ cho IAEA, Tokyo đã đưa ra tuyên bố vào ngày 22/6 và cho biết các báo cáo này là "vô căn cứ" và "chính phủ Nhật Bản phản đối mạnh mẽ việc phổ biến thông tin sai lệch một cách vô trách nhiệm như vậy".
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tham dự cuộc họp hành chính liên quan đến việc xả nước bị ô nhiễm vào ngày 22/8 và cho biết ông hi vọng rằng việc xả nước đã qua xử lý sẽ được bắt đầu vào ngày 24/8 nếu không gặp trở ngại gì chẳng hạn như thời tiết xấu. Thủ tướng Nhật Bản cho biết thêm ông cho rằng ngày càng có sự hiểu biết và hỗ trợ quốc tế từ nhiều khu vực và quốc gia dựa trên bằng chứng khoa học của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Theo Tokyo, nước nhiễm xạ đã được xử lý thông qua ALPS và chứa trong các bể chứa bằng thép không gỉ sẽ được pha loãng với nước biển và thải ra khu vực biển gần Fukushima.
TEPCO cho biết sẽ có tổng cộng khoảng 31.200 tấn nước đã qua xử lý được thải ra biển cho đến tháng 3/2024. Lượng nước này sẽ chiếm khoảng 2,3% trong số 1,33 triệu tấn nước được trữ ở Fukushima.
Bất chấp khoảng 80% người dân Hàn Quốc phản đối quyết định của Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển, chính quyền Yoon Suk-yeol của Hàn Quốc liên tục đưa ra lập trường cho biết họ tôn trọng quyết định của nước láng giềng.
Trong khi tiếng nói phàn nàn về việc xả nước đã qua xử lý ở Fukushima đang gia tăng ở Hàn Quốc và Trung Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 4/7 cho biết cơ quan năng lượng hạt nhân của hệ thống Liên Hợp Quốc đã phân tích các mẫu nước và kết luận: "Kế hoạch của Nhật Bản xả nước đã qua xử lý được lưu trữ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển là phù hợp với Tiêu chuẩn An toàn của IAEA".
Tuy nhiên, nhiều người đang nhìn vào báo cáo của IAEA với con mắt nghi ngờ khi nhiều phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin vào tháng 6 trích dẫn các nguồn ẩn danh, bao gồm một nguồn sử dụng bí danh có tên là "Jorseti", rằng Nhật Bản đã cung cấp "các khoản quyên góp chính trị" hơn một triệu euro (tương đương 1,4 tỷ won) để tổ chức này công bố kết luận có lợi cho Nhật Bản.
Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin trích dẫn Jorseti, được mô tả là quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ Nhật Bản, rằng kết luận của IAEA về báo cáo cuối cùng của họ đã được quyết định ngay từ đầu theo hướng có lợi cho chính phủ Nhật Bản để nước này có thể thực hiện kế hoạch xả nước của mình. Sau khi công bố báo cáo cáo buộc chính phủ Nhật Bản hối lộ cho IAEA, Tokyo đã đưa ra tuyên bố vào ngày 22/6 và cho biết các báo cáo này là "vô căn cứ" và "chính phủ Nhật Bản phản đối mạnh mẽ việc phổ biến thông tin sai lệch một cách vô trách nhiệm như vậy".