Trong 7 tháng đầu năm (tháng 1~7/2023), lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc (hay còn được gọi là "ramyeon" hay "ramyun") đã vượt quá 500 triệu USD, đạt mức cao nhất mọi thời đại xét trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân chính cho sự phổ biến của mì ăn liền Hàn Quốc (K-ramyeon) trên toàn cầu được phân tích là do sự quan tâm của người tiêu dùng đến K-ramyeon ngày càng tăng khi các phân cảnh ăn mì một cách vô cùng ngon lành thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim và chương trình giải trí truyền hình Hàn Quốc.
Theo Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT) và Cục Hải quan Hàn Quốc vào ngày 1, tổng kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền tính đến tháng 7 năm nay ghi nhận là 522,029 triệu đô la (khoảng 692 tỷ KRW). Đây là mức tăng 17,7% so với kỷ lục xuất khẩu trước đó trong khoảng thời gian từ tháng 1~7/2022 (443,341 triệu USD).
Lượng mì ăn liền xuất khẩu trong 7 tháng đầu của Hàn Quốc đã tăng lên đều đặn qua các năm kể từ năm 2015, lần lượt vượt mốc 200 triệu USD vào năm 2017 (ghi nhận 203,092 triệu đô la), tiếp tục vượt mốc 300 triệu USD vào năm 2020 (ghi nhận 358,563 triệu đô la), 400 triệu USD vào năm 2022 (ghi nhận 443,341 triệu đô la).
Trong cả năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đạt 765,43 triệu USD. Theo đó với xu hướng tăng trưởng như hiện tại dự kiến kim ngạch xuất khẩu trong năm nay của Hàn Quốc đối với mặt hàng mì ăn liền có khả năng vượt 1 tỷ USD.
Xét trên cơ sở khối lượng xuất khẩu hàng năm, 7 tháng đầu năm nay Hàn Quốc đã xuất khẩu được 30.304,7 tấn mì ăn liền, cao gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2015 (134.790,5 tấn).
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến nhu cầu về mì ăn liền của Hàn Quốc ở nước ngoài ngày càng tăng lên là do sự phổ biến của K-ramyeon.
Trong đó "jjapaguri" (một món ăn trộn 2 loại mì 'jjapaghetti' và mì 'neoguri' cùng nhau) xuất hiện trong bộ phim 'Ký sinh trùng' đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng quốc tế. Về điều này, một quan chức của Nongshim cho biết: "Khi văn hóa Hàn Quốc dần trở nên phổ biến hơn, mì ăn liền của Hàn Quốc cũng bắt đầu thu hút chú ý. Sự tăng trưởng đáng kể bắt đầu từ khi bộ phim 'Ký sinh trùng' thắng giải tại Oscar cũng như nhờ ảnh hưởng của nhóm nhạc BTS".
Sự lan rộng của các xu hướng đã mở rộng nhờ các phương tiện truyền thông xã hội (SNS). Trong trường hợp của mì gà xào cay "buldak" của Samyang Foods, hình ảnh thành viên Jimin của nhóm nhạc BTS ăn món mì này một cách rất ngon lành trên các chương trình phát sóng trực tiếp đã trở thành chủ đề nóng, thúc đẩy các thử thách ăn mì cay tại nhiều quốc gia.
Việc tiếp tục tung ra các sản phẩm đặc biệt cũng có tác động tích cực đến xuất khẩu mì ramen của Hàn Quốc.
Một quan chức trong ngành giải thích: "Mì ăn liền của Hàn Quốc có lợi thế là mang lại hương vị đậm đà, đủ dinh dưỡng cho bữa ăn và truyền tải văn hóa ẩm thực Hàn Quốc".
Khi nhu cầu tiêu thụ ở nước ngoài tăng lên, các công ty xản xuất đều mở rộng cơ sở để tăng sản lượng. Samyang Foods đã hoàn thành Nhà máy Miryang chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào tháng 5/2022 và quyết định xây thêm nhà máy thứ hai ở khu vực này trong năm nay.
Nongshim đã mở rộng nguồn cung bằng cách hoàn thành nhà máy thứ hai tại Mỹ vào năm ngoái và có kế hoạch bắt đầu xây dựng nhà máy thứ ba cũng tại Mỹ sớm nhất là vào năm 2025. Với xu hướng tăng trưởng tích cực ở thị trường Mỹ, Nongshim cũng đưa ra mục tiêu vươn lên vị trí số 1 trong thị trường mì ăn liền của Mỹ vào năm 2030.
Ngành công nghiệp và giới học thuật dự đoán nhu cầu về mì ăn liền Hàn Quốc sẽ còn tăng cao hơn nữa trong tương lai.
Một quan chức của Samyang Food cho biết: "Cùng với sự toàn cầu hóa của nội dung Hàn Quốc, nhu cầu về thực phẩm Hàn Quốc (K-food) dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa trên toàn thế giới. Nhu cầu tiêu dùng hợp lý đã tăng lên do sự lây lan của các dịch bệnh và lạm phát, đồng thời với nhu cầu về K-food, doanh số bán mì ăn liền của Hàn Quốc được kỳ vọng là sẽ tăng trưởng trong tương lai".
Giáo sư Seo Yong-gu thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nữ Sookmyung cũng cho biết: "Mì ăn liền Hàn Quốc được tiêu thụ ở mức tương cao, đặc biệt là ở thế hệ trẻ 20~30 tuổi. Dự đoán đà tăng trưởng của nhu cầu sẽ còn tiếp tục kéo dài".
Lượng mì ăn liền xuất khẩu trong 7 tháng đầu của Hàn Quốc đã tăng lên đều đặn qua các năm kể từ năm 2015, lần lượt vượt mốc 200 triệu USD vào năm 2017 (ghi nhận 203,092 triệu đô la), tiếp tục vượt mốc 300 triệu USD vào năm 2020 (ghi nhận 358,563 triệu đô la), 400 triệu USD vào năm 2022 (ghi nhận 443,341 triệu đô la).
Trong cả năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đạt 765,43 triệu USD. Theo đó với xu hướng tăng trưởng như hiện tại dự kiến kim ngạch xuất khẩu trong năm nay của Hàn Quốc đối với mặt hàng mì ăn liền có khả năng vượt 1 tỷ USD.
Xét trên cơ sở khối lượng xuất khẩu hàng năm, 7 tháng đầu năm nay Hàn Quốc đã xuất khẩu được 30.304,7 tấn mì ăn liền, cao gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2015 (134.790,5 tấn).
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến nhu cầu về mì ăn liền của Hàn Quốc ở nước ngoài ngày càng tăng lên là do sự phổ biến của K-ramyeon.
Trong đó "jjapaguri" (một món ăn trộn 2 loại mì 'jjapaghetti' và mì 'neoguri' cùng nhau) xuất hiện trong bộ phim 'Ký sinh trùng' đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng quốc tế. Về điều này, một quan chức của Nongshim cho biết: "Khi văn hóa Hàn Quốc dần trở nên phổ biến hơn, mì ăn liền của Hàn Quốc cũng bắt đầu thu hút chú ý. Sự tăng trưởng đáng kể bắt đầu từ khi bộ phim 'Ký sinh trùng' thắng giải tại Oscar cũng như nhờ ảnh hưởng của nhóm nhạc BTS".
Sự lan rộng của các xu hướng đã mở rộng nhờ các phương tiện truyền thông xã hội (SNS). Trong trường hợp của mì gà xào cay "buldak" của Samyang Foods, hình ảnh thành viên Jimin của nhóm nhạc BTS ăn món mì này một cách rất ngon lành trên các chương trình phát sóng trực tiếp đã trở thành chủ đề nóng, thúc đẩy các thử thách ăn mì cay tại nhiều quốc gia.
Việc tiếp tục tung ra các sản phẩm đặc biệt cũng có tác động tích cực đến xuất khẩu mì ramen của Hàn Quốc.
Một quan chức trong ngành giải thích: "Mì ăn liền của Hàn Quốc có lợi thế là mang lại hương vị đậm đà, đủ dinh dưỡng cho bữa ăn và truyền tải văn hóa ẩm thực Hàn Quốc".
Khi nhu cầu tiêu thụ ở nước ngoài tăng lên, các công ty xản xuất đều mở rộng cơ sở để tăng sản lượng. Samyang Foods đã hoàn thành Nhà máy Miryang chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào tháng 5/2022 và quyết định xây thêm nhà máy thứ hai ở khu vực này trong năm nay.
Nongshim đã mở rộng nguồn cung bằng cách hoàn thành nhà máy thứ hai tại Mỹ vào năm ngoái và có kế hoạch bắt đầu xây dựng nhà máy thứ ba cũng tại Mỹ sớm nhất là vào năm 2025. Với xu hướng tăng trưởng tích cực ở thị trường Mỹ, Nongshim cũng đưa ra mục tiêu vươn lên vị trí số 1 trong thị trường mì ăn liền của Mỹ vào năm 2030.
Ngành công nghiệp và giới học thuật dự đoán nhu cầu về mì ăn liền Hàn Quốc sẽ còn tăng cao hơn nữa trong tương lai.
Một quan chức của Samyang Food cho biết: "Cùng với sự toàn cầu hóa của nội dung Hàn Quốc, nhu cầu về thực phẩm Hàn Quốc (K-food) dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa trên toàn thế giới. Nhu cầu tiêu dùng hợp lý đã tăng lên do sự lây lan của các dịch bệnh và lạm phát, đồng thời với nhu cầu về K-food, doanh số bán mì ăn liền của Hàn Quốc được kỳ vọng là sẽ tăng trưởng trong tương lai".
Giáo sư Seo Yong-gu thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nữ Sookmyung cũng cho biết: "Mì ăn liền Hàn Quốc được tiêu thụ ở mức tương cao, đặc biệt là ở thế hệ trẻ 20~30 tuổi. Dự đoán đà tăng trưởng của nhu cầu sẽ còn tiếp tục kéo dài".