Học phí tại các học viện tiếng Anh dành cho trẻ em hay còn gọi là trường mẫu giáo tiếng Anh tại Hàn Quốc vốn đã khá đắt đỏ nhưng vẫn cho thấy xu hướng tăng đều đặn qua các năm, hiện nay đã chạm mức gần 1,25 triệu won/tháng.
Dữ liệu từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc được gửi đến cho Nghị sĩ Kang Deuk-gu (Đảng Dân chủ Hàn Quốc), hành viên Ủy ban Giáo dục Quốc hội, vào ngày 11 cho thấy học phí trung bình hàng tháng tại các học viện tiếng Anh dành cho trẻ em đã tăng từ 1,07 triệu won vào năm 2021 lên 1,154 triệu won vào năm 2022 và tính đến tháng 6/2023 đã đạt 1,239 triệu won (khoảng 22,6 triệu VNĐ).
Theo khu vực, thành phố Sejong có học phí trung bình hàng tháng cao nhất với 1.703.000 won (khoảng 31,02 triệu VNĐ), tiếp theo là tỉnh Chungnam (1.459.000 won), thủ đô Seoul (1.441.000 won) và thành phố Incheon (1.426.000 won).
Con số này được tính dựa trên các học viện cung cấp các lớp học 4h/ngày cả 5 ngày trong tuần. Chi phí thực tế mà phụ huynh phải chi trả còn thậm chí cao hơn do học phí chưa bao gồm chi phí cơ sở vật chất, chi phí ăn uống, chi phí đi lại, v.v.
Ví dụ như một học viện tiếng Anh dành cho trẻ em 5~6 tuổi ở Gangnam (Seoul) có học phí 1 tháng là 1,31 triệu won nhưng khi tính tổng cả chi phí cơ sở vật chất, chi phí đi lại, chi phí ăn uống thì số tiền cần chi trả tăng lên đến 1,68 triệu won (khoảng 30,6 triệu VNĐ).
Một học viện khác ở Gangnam cũng có thông báo rõ ràng "Học phí trong 2 tháng là khoảng 3 triệu won, mỗi tháng phụ huynh sẽ phải trả riêng 300.000 won tiền ăn và tài liệu học tập". Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tháng phụ huynh cho con theo học tại đây sẽ phải bỏ ra số tiền gần 2 triệu won (khoảng 36,42 triệu VNĐ).
Chưa hết, để đăng ký cho con theo học tại các học viện tiếng Anh mẫu giáo này, phụ huynh còn phải đóng riêng phí nhập học từ 400.000~500.000 won (khoảng 7,3~9,1 triệu VNĐ).
Đặc biệt, tại khu vực Gangnam, cuộc cạnh tranh "kiểm tra trình độ (level test)" để đưa trẻ vào học tại các học viện tiếng Anh tiểu học nổi tiếng sau khi tốt nghiệp mẫu giáo tiếng Anh cũng diễn ra vô cùng khốc liệt.
Mức độ khó của bài thi cấp độ Pre-Elementary 1 tại các học viện tiếng Anh nằm trong top 5 hoặc top 10 các học viện nổi tiếng ngày càng trở nên khó, đến mức nó được thậm chí còn được gọi là "bài thi tốt nghiệp 7 tuổi".
Bất chấp sự sụt giảm dân số trong độ tuổi đi học do tỷ lệ sinh thấp, số lượng các cơ sở đào tạo tiếng Anh dành cho trẻ em tại Hàn Quốc vẫn tăng đều đặn nhờ cơn sốt giáo dục tư thục dành cho trẻ em đang rất nóng.
Tính đến tháng 6/2023, số lượng học viện tiếng Anh dành cho trẻ em là 840, gấp khoảng 1,5 lần so với năm 2018 (562). Cụ thể, hơn một nửa số lượng các học viện tập trung tại Seoul (289 địa điểm) và Gyeonggi (221 địa điểm), theo sau là Busan (73 địa điểm), Daegu (41 địa điểm) và Incheon (33 địa điểm).
Tính đến cuối tháng 3/2023, số học sinh theo học tại các học viện tiếng Anh dành cho trẻ em này là 41.486, trong đó khu vực Seoul (17.193) và Gyeonggi (10.756) tiếp tục chiếm hơn một nửa, tương đương 67,4%.
Gánh nặng chi phí giáo dục tư nhân cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sinh thấp.
Kết quả phân tích 16 chính quyền địa phương đô thị ở Hàn Quốc từ năm 2009~2020 của Park Jin-baek, cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Bất động sản của Viện Nghiên cứu Định cư Con người Hàn Quốc cho thấy trong năm 2022 nếu chi tiêu cho giáo dục tư nhân trên mỗi người tăng 1% thì tổng tỷ suất sinh giảm khoảng 0,0019 người.
Nghị sĩ Kang cho biết, "Việc mở rộng quá mức của thị trường giáo dục mầm non tư nhân đang gây ra sự bất bình đẳng về giáo dục ngay từ độ tuổi mầm non do hoàn cảnh xuất thân của cha mẹ. Các cơ quan giáo dục cần phải đưa ra các biện pháp để ngăn chặn tình trạng giáo dục quá mức đối với trẻ nhỏ, đồng thời đảm bảo trẻ em được phát triển lành mạnh theo đúng lộ trình của từng độ tuổi".
Theo khu vực, thành phố Sejong có học phí trung bình hàng tháng cao nhất với 1.703.000 won (khoảng 31,02 triệu VNĐ), tiếp theo là tỉnh Chungnam (1.459.000 won), thủ đô Seoul (1.441.000 won) và thành phố Incheon (1.426.000 won).
Con số này được tính dựa trên các học viện cung cấp các lớp học 4h/ngày cả 5 ngày trong tuần. Chi phí thực tế mà phụ huynh phải chi trả còn thậm chí cao hơn do học phí chưa bao gồm chi phí cơ sở vật chất, chi phí ăn uống, chi phí đi lại, v.v.
Ví dụ như một học viện tiếng Anh dành cho trẻ em 5~6 tuổi ở Gangnam (Seoul) có học phí 1 tháng là 1,31 triệu won nhưng khi tính tổng cả chi phí cơ sở vật chất, chi phí đi lại, chi phí ăn uống thì số tiền cần chi trả tăng lên đến 1,68 triệu won (khoảng 30,6 triệu VNĐ).
Một học viện khác ở Gangnam cũng có thông báo rõ ràng "Học phí trong 2 tháng là khoảng 3 triệu won, mỗi tháng phụ huynh sẽ phải trả riêng 300.000 won tiền ăn và tài liệu học tập". Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tháng phụ huynh cho con theo học tại đây sẽ phải bỏ ra số tiền gần 2 triệu won (khoảng 36,42 triệu VNĐ).
Chưa hết, để đăng ký cho con theo học tại các học viện tiếng Anh mẫu giáo này, phụ huynh còn phải đóng riêng phí nhập học từ 400.000~500.000 won (khoảng 7,3~9,1 triệu VNĐ).
Đặc biệt, tại khu vực Gangnam, cuộc cạnh tranh "kiểm tra trình độ (level test)" để đưa trẻ vào học tại các học viện tiếng Anh tiểu học nổi tiếng sau khi tốt nghiệp mẫu giáo tiếng Anh cũng diễn ra vô cùng khốc liệt.
Mức độ khó của bài thi cấp độ Pre-Elementary 1 tại các học viện tiếng Anh nằm trong top 5 hoặc top 10 các học viện nổi tiếng ngày càng trở nên khó, đến mức nó được thậm chí còn được gọi là "bài thi tốt nghiệp 7 tuổi".
Bất chấp sự sụt giảm dân số trong độ tuổi đi học do tỷ lệ sinh thấp, số lượng các cơ sở đào tạo tiếng Anh dành cho trẻ em tại Hàn Quốc vẫn tăng đều đặn nhờ cơn sốt giáo dục tư thục dành cho trẻ em đang rất nóng.
Tính đến tháng 6/2023, số lượng học viện tiếng Anh dành cho trẻ em là 840, gấp khoảng 1,5 lần so với năm 2018 (562). Cụ thể, hơn một nửa số lượng các học viện tập trung tại Seoul (289 địa điểm) và Gyeonggi (221 địa điểm), theo sau là Busan (73 địa điểm), Daegu (41 địa điểm) và Incheon (33 địa điểm).
Tính đến cuối tháng 3/2023, số học sinh theo học tại các học viện tiếng Anh dành cho trẻ em này là 41.486, trong đó khu vực Seoul (17.193) và Gyeonggi (10.756) tiếp tục chiếm hơn một nửa, tương đương 67,4%.
Gánh nặng chi phí giáo dục tư nhân cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sinh thấp.
Kết quả phân tích 16 chính quyền địa phương đô thị ở Hàn Quốc từ năm 2009~2020 của Park Jin-baek, cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Bất động sản của Viện Nghiên cứu Định cư Con người Hàn Quốc cho thấy trong năm 2022 nếu chi tiêu cho giáo dục tư nhân trên mỗi người tăng 1% thì tổng tỷ suất sinh giảm khoảng 0,0019 người.
Nghị sĩ Kang cho biết, "Việc mở rộng quá mức của thị trường giáo dục mầm non tư nhân đang gây ra sự bất bình đẳng về giáo dục ngay từ độ tuổi mầm non do hoàn cảnh xuất thân của cha mẹ. Các cơ quan giáo dục cần phải đưa ra các biện pháp để ngăn chặn tình trạng giáo dục quá mức đối với trẻ nhỏ, đồng thời đảm bảo trẻ em được phát triển lành mạnh theo đúng lộ trình của từng độ tuổi".