Trước những bàn luận về việc Baek Kang-hyeon (10 tuổi), người đang theo học tại trường Trung học phổ thông khoa học Seoul (Seoul Science High School: trường dành cho học sinh năng khiếu; nơi nuôi dưỡng, phát triển các nhân tài nổi bật, đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản), quyết định thôi học tại trường, đã có không ít ý kiến lên tiếng kêu gọi chính phủ cũng như các cơ quan liên quan đưa ra các biện pháp giúp học sinh, đặc biệt là những em học sinh nhỏ tuổi, thích nghi với môi trường học tập.
Theo thông tin tổng hợp từ 'School Info' (một trang web do Bộ Giáo dục Hàn Quốc quản lý, cung cấp thông tin tổng quát cũng như hiện trạng của tất cả các trường học từ tiểu học cho tới đại học) và Học viện Jongno, chỉ tính riêng trong năm nay (2023) số lượng học sinh thôi học giữa chừng tại 7 trường dành cho học sinh năng khiếu (ngoại trừ trường Khoa học dành cho Trẻ em Năng khiếu Hàn Quốc·Korea Science Academy of KAIST) đã ghi nhận 18 trường hợp.
Con số này tăng 3 học sinh so với năm ngoái (15 em) và ở mức tương đương năm 2021 (17 em).
Đáng chú ý, tình trạng bỏ học giữa của học sinh tại các trường dành cho học sinh năng khiếu ngày càng gia tăng trong 5 năm qua.
Trước đó, số lượng học sinh thôi học tại các ngôi trường chuyên luôn duy trì ở mức 1 con số với lần lượt 3 học sinh năm 2015, 2 học sinh năm 2016, 7 học sinh năm 2017. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhẹ lên 11 học sinh vào năm 2018 và chưa bao giờ xuống dưới mốc 15 học sinh kể từ đó. Theo đó, có 19 học sinh thôi học năm 2019, 18 học sinh năm 2020, 17 học sinh năm 2021 và 15 học sinh tính đến tháng 8/2023. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2018~2023 đã có tổng cộng 87 học sinh bỏ học giữa chừng.
Dữ liệu cũng cho thấy hầu hết các học sinh bỏ học giữa chừng sẽ quyết định xin thôi học trong năm đầu tiên. Cụ thể, trong số học sinh bỏ học tại các trường chuyên trong năm 2023, có đến 9 em (chiếm hơn 1 nửa tổng số học sinh thôi học) là học sinh năm nhất.
Năm 2022 là 40%, năm 2021 là 52,9%, năm 2020 là 66,7% và năm 2019 là 57,9%.
Mặc dù không thể hiện xu hướng rõ ràng như các trường dành cho học sinh năng khiếu, nhưng số lượng học sinh thôi học tại các trường trung học khoa học (trường trung học có mục đích đặc biệt, tập trung vào khoa học và toán học) cũng luôn dao động trong khoảng 40~60 học sinh mỗi năm kể từ năm 2017.
Có vẻ như nguyên nhân của việc gia tăng học sinh bỏ học tại các trường dành cho học sinh năng khiếu là hậu quả của việc tập trung vào các trường y trong thời gian gần đây, dẫn đến những sinh viên tốt nghiệp từ các trường dành cho học sinh năng khiếu vào trường y sẽ gặp nhiều bất lợi. Chẳng hạn như đối với những học sinh muốn chuyển trường sang trường y, các trường chuyên dành cho học sinh năng khiếu sẽ yêu cầu học sinh hoàn trả lại chi phí giáo dục và học bổng cũng như cung cấp hồ sơ học tập nhưng không ghi lại các hoạt động giáo dục và nghiên cứu.
Điều này có thể hiểu là khi các học sinh giỏi, có tố chất được vào học tại các trường năng khiếu (những trường học này vốn được thành lập để bồi dưỡng những tài năng khoa học và kỹ thuật xuất sắc) lại quyết định bỏ lĩnh vực khoa học kỹ thuật để học y khoa thì sẽ phần nào đó gặp nhiều khó khăn hơn so với các học sinh theo học tại các trường bình thường.
Chưa tính đến chuyện có thể đỗ vào trường y hay không, việc học tập ở các ngôi trường chuyên cũng không hề dễ dàng. Trong đó, có không ít trường hợp học sinh bỏ dở việc học vì không thể thích nghi với môi trường học đường.
Đáng chú ý, nhiều chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng học sinh đi học sớm (học vượt cấp) thì càng dễ gặp phải các vấn đề về việc thích ứng hơn.
Các trường dành cho học sinh năng khiếu không áp đặt bất kỳ giới hạn độ tuổi nào trong quá trình tuyển sinh. Trên thực tế, theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, 7,3% học sinh đăng ký vào các trường dành cho học sinh năng khiếu và trường trung học khoa học năm ngoái là học sinh đã tốt nghiệp sớm từ các trường trung học cơ sở giống như học sinh Baek Kang-hyeon được nhắc đến gần đây.
Quan điểm của cộng đồng giáo dục là những người nhập học sớm có thể khó theo kịp việc học vì những đứa trẻ này chưa có nhiều thời gian học tập tại các ngôi trường hay nói cách khác là thiếu kinh nghiệm sinh hoạt tại trường so với các học sinh khác. Bên cạnh đó, vì không giới hạn độ tuổi nhập học nên tại các trường dành cho học sinh năng khiếu, các trường hợp học sinh không thể thích ứng với môi trường cũng nhiều hơn so với trường bình thường do thiếu liên kết với bạn bè cùng trang lứa, độ tuổi.
Trong cuộc sống học đường, không chỉ cần có năng lực học tập mà còn cần có sự trưởng thành về cảm xúc và thể chất để tương tác và giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa, và đáng tiếc là những học sinh nhỏ tuổi học vượt cấp rất khó để có được điều này.
Đặc biệt, do tính chất chương trình học, các trường chuyên thường có nhiều bài tập làm việc nhóm nên các học sinh học vượt cấp lại càng gặp khó khăn hơn.
Trong trường hợp của học sinh Baek Kang-hyeon, phụ huynh của em cũng cho biết đã yêu cầu giáo viên cho phép thay đổi cách làm bài (trong đó học sinh Baek sẽ làm bài và phát biểu 1 mình) nhưng được biết nhà trường không đồng ý với yêu cầu này.
Lập trường của phía nhà trường cũng có phần hợp lý bởi vì nếu thay đổi phương thức làm bài tập nhóm cho một học sinh nhất định thì cũng có thể được coi là dành đặc quyền cho học sinh đó. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng không phải là học sinh nhỏ 1~2 tuổi mà là học sinh nhỏ 6 tuổi được trường tuyển chọn nên phía nhà trường cần có các biện pháp hỗ trợ học sinh trong quá trình thích nghi với trường sau khi nhập học.
Lim Seong-ho, Giám đốc điều hành của Học viện Jongno, cho biết: "Trường dành cho học sinh năng khiếu thường có nhiều chương trình giảng dạy yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, do đó các trường hợp học sinh khó thích ứng cũng nhiều hơn so với thông thường".
Về vấn đề này, một quan chức của Bộ Giáo dục cho biết: "Chúng tôi hỗ trợ học tập môn toán và khoa học trước khi nhập học cho những học sinh muốn tham gia sàng lọc hòa nhập xã hội tại các trường năng khiếu và trường trung học khoa học, đồng thời cung cấp các sinh viên cố vấn (mentor) là học sinh đang theo học tại KAIST (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc) cho các em. Chúng tôi dự định tiến hành nghiên cứu chính sách liên quan đến hỗ trợ học sinh có năng khiếu vượt trội trong tương lai".
Con số này tăng 3 học sinh so với năm ngoái (15 em) và ở mức tương đương năm 2021 (17 em).
Đáng chú ý, tình trạng bỏ học giữa của học sinh tại các trường dành cho học sinh năng khiếu ngày càng gia tăng trong 5 năm qua.
Trước đó, số lượng học sinh thôi học tại các ngôi trường chuyên luôn duy trì ở mức 1 con số với lần lượt 3 học sinh năm 2015, 2 học sinh năm 2016, 7 học sinh năm 2017. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhẹ lên 11 học sinh vào năm 2018 và chưa bao giờ xuống dưới mốc 15 học sinh kể từ đó. Theo đó, có 19 học sinh thôi học năm 2019, 18 học sinh năm 2020, 17 học sinh năm 2021 và 15 học sinh tính đến tháng 8/2023. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2018~2023 đã có tổng cộng 87 học sinh bỏ học giữa chừng.
Dữ liệu cũng cho thấy hầu hết các học sinh bỏ học giữa chừng sẽ quyết định xin thôi học trong năm đầu tiên. Cụ thể, trong số học sinh bỏ học tại các trường chuyên trong năm 2023, có đến 9 em (chiếm hơn 1 nửa tổng số học sinh thôi học) là học sinh năm nhất.
Năm 2022 là 40%, năm 2021 là 52,9%, năm 2020 là 66,7% và năm 2019 là 57,9%.
Mặc dù không thể hiện xu hướng rõ ràng như các trường dành cho học sinh năng khiếu, nhưng số lượng học sinh thôi học tại các trường trung học khoa học (trường trung học có mục đích đặc biệt, tập trung vào khoa học và toán học) cũng luôn dao động trong khoảng 40~60 học sinh mỗi năm kể từ năm 2017.
Có vẻ như nguyên nhân của việc gia tăng học sinh bỏ học tại các trường dành cho học sinh năng khiếu là hậu quả của việc tập trung vào các trường y trong thời gian gần đây, dẫn đến những sinh viên tốt nghiệp từ các trường dành cho học sinh năng khiếu vào trường y sẽ gặp nhiều bất lợi. Chẳng hạn như đối với những học sinh muốn chuyển trường sang trường y, các trường chuyên dành cho học sinh năng khiếu sẽ yêu cầu học sinh hoàn trả lại chi phí giáo dục và học bổng cũng như cung cấp hồ sơ học tập nhưng không ghi lại các hoạt động giáo dục và nghiên cứu.
Điều này có thể hiểu là khi các học sinh giỏi, có tố chất được vào học tại các trường năng khiếu (những trường học này vốn được thành lập để bồi dưỡng những tài năng khoa học và kỹ thuật xuất sắc) lại quyết định bỏ lĩnh vực khoa học kỹ thuật để học y khoa thì sẽ phần nào đó gặp nhiều khó khăn hơn so với các học sinh theo học tại các trường bình thường.
Đáng chú ý, nhiều chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng học sinh đi học sớm (học vượt cấp) thì càng dễ gặp phải các vấn đề về việc thích ứng hơn.
Các trường dành cho học sinh năng khiếu không áp đặt bất kỳ giới hạn độ tuổi nào trong quá trình tuyển sinh. Trên thực tế, theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, 7,3% học sinh đăng ký vào các trường dành cho học sinh năng khiếu và trường trung học khoa học năm ngoái là học sinh đã tốt nghiệp sớm từ các trường trung học cơ sở giống như học sinh Baek Kang-hyeon được nhắc đến gần đây.
Quan điểm của cộng đồng giáo dục là những người nhập học sớm có thể khó theo kịp việc học vì những đứa trẻ này chưa có nhiều thời gian học tập tại các ngôi trường hay nói cách khác là thiếu kinh nghiệm sinh hoạt tại trường so với các học sinh khác. Bên cạnh đó, vì không giới hạn độ tuổi nhập học nên tại các trường dành cho học sinh năng khiếu, các trường hợp học sinh không thể thích ứng với môi trường cũng nhiều hơn so với trường bình thường do thiếu liên kết với bạn bè cùng trang lứa, độ tuổi.
Trong cuộc sống học đường, không chỉ cần có năng lực học tập mà còn cần có sự trưởng thành về cảm xúc và thể chất để tương tác và giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa, và đáng tiếc là những học sinh nhỏ tuổi học vượt cấp rất khó để có được điều này.
Đặc biệt, do tính chất chương trình học, các trường chuyên thường có nhiều bài tập làm việc nhóm nên các học sinh học vượt cấp lại càng gặp khó khăn hơn.
Trong trường hợp của học sinh Baek Kang-hyeon, phụ huynh của em cũng cho biết đã yêu cầu giáo viên cho phép thay đổi cách làm bài (trong đó học sinh Baek sẽ làm bài và phát biểu 1 mình) nhưng được biết nhà trường không đồng ý với yêu cầu này.
Lập trường của phía nhà trường cũng có phần hợp lý bởi vì nếu thay đổi phương thức làm bài tập nhóm cho một học sinh nhất định thì cũng có thể được coi là dành đặc quyền cho học sinh đó. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng không phải là học sinh nhỏ 1~2 tuổi mà là học sinh nhỏ 6 tuổi được trường tuyển chọn nên phía nhà trường cần có các biện pháp hỗ trợ học sinh trong quá trình thích nghi với trường sau khi nhập học.
Lim Seong-ho, Giám đốc điều hành của Học viện Jongno, cho biết: "Trường dành cho học sinh năng khiếu thường có nhiều chương trình giảng dạy yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, do đó các trường hợp học sinh khó thích ứng cũng nhiều hơn so với thông thường".
Về vấn đề này, một quan chức của Bộ Giáo dục cho biết: "Chúng tôi hỗ trợ học tập môn toán và khoa học trước khi nhập học cho những học sinh muốn tham gia sàng lọc hòa nhập xã hội tại các trường năng khiếu và trường trung học khoa học, đồng thời cung cấp các sinh viên cố vấn (mentor) là học sinh đang theo học tại KAIST (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc) cho các em. Chúng tôi dự định tiến hành nghiên cứu chính sách liên quan đến hỗ trợ học sinh có năng khiếu vượt trội trong tương lai".