Ngày 22, Triều Tiên cho biết đã đưa thành công vệ tinh trinh sát quân sự 'Malligyong-1' lên quỹ đạo.
Thành công được cho là xảy ra sau hai lần phóng thất bại trước đó lần lượt vào tháng 5 và tháng 8. VỤ phóng lần này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều đồn đoán rằng Nga có thể đã cung cấp cho Triều Tiên công nghệ quân sự để đổi lấy việc Triều Tiên cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược để sử dụng trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Thành công được cho là xảy ra sau hai lần phóng thất bại trước đó lần lượt vào tháng 5 và tháng 8. VỤ phóng lần này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều đồn đoán rằng Nga có thể đã cung cấp cho Triều Tiên công nghệ quân sự để đổi lấy việc Triều Tiên cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược để sử dụng trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Triều Tiên trước đó đã thông báo cho Nhật Bản vào ngày 21/11 rằng nước này sẽ nỗ lực phóng tên lửa để đưa vệ tinh lên quỹ đạo trong khoảng thời gian từ ngày 22/11~1/12. Tuy nhiên, vụ phóng diễn ra trước thời gian thông báo trước đó một ngày.
Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA), cơ quan thông tấn nhà nước của Bình Nhưỡng, cho biết một phương tiện phóng vệ tinh đã được phóng từ cơ sở phóng Cholsan lúc 22:42 (13:42 GMT) ngày 21/11 và phóng thành công 'Malligyong-1' vào quỹ đạo lúc 22:54, 705 giây sau khi phóng.
"Việc phóng vệ tinh trinh sát là việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp của chúng tôi. Đó là biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước chúng tôi khỏi những hành động khiêu khích quân sự nguy hiểm của kẻ thù. Vụ phóng sẽ nâng cao đáng kể tư thế sẵn sàng chiến đấu của quân đội chúng tôi, cũng như ngăn chặn bất kỳ sự xâm lược nào từ kẻ thù", KCNA nêu rõ.
Theo truyền thông nhà nước Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát vụ phóng tên lửa tại cơ sở phóng Cholsan và "nhiệt liệt" chúc mừng các quan chức từ các cơ quan chính phủ, nhà nghiên cứu và kỹ sư liên quan. KCNA cũng tiết lộ Triều Tiên có kế hoạch phóng thêm nhiều vệ tinh quân sự lên quỹ đạo trong thời gian tới.
Đáp lại, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết họ đang tiến hành phân tích toàn diện về các chi tiết cụ thể của tên lửa, đồng thời cam kết rằng Seoul và Washington sẽ duy trì một thế trận phòng thủ "mạnh mẽ".
"Vụ phóng vệ tinh quân sự của Triều Tiên cấu thành một hành động khiêu khích, vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cũng như hợp tác khoa học và công nghệ", JCS cho biết trong văn bản gửi các phóng viên.
Sau vụ phóng, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) của Tổng thống Hàn Quốc cho biết họ sẽ thực hiện các bước để đình chỉ một phần thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018. Thỏa thuận đã thiết lập các vùng đệm và vùng cấm bay gần biên giới liên Triều, bao gồm lệnh cấm bắn pháo, tập trận hải quân và các hoạt động giám sát để ngăn chặn các cuộc đụng độ giữa hai miền Triều Tiên.
Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ "mạnh mẽ" lên án vụ phóng của Triều Tiên, gọi đây là hành vi vi phạm "trơ tráo" đối với nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA), cơ quan thông tấn nhà nước của Bình Nhưỡng, cho biết một phương tiện phóng vệ tinh đã được phóng từ cơ sở phóng Cholsan lúc 22:42 (13:42 GMT) ngày 21/11 và phóng thành công 'Malligyong-1' vào quỹ đạo lúc 22:54, 705 giây sau khi phóng.
"Việc phóng vệ tinh trinh sát là việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp của chúng tôi. Đó là biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước chúng tôi khỏi những hành động khiêu khích quân sự nguy hiểm của kẻ thù. Vụ phóng sẽ nâng cao đáng kể tư thế sẵn sàng chiến đấu của quân đội chúng tôi, cũng như ngăn chặn bất kỳ sự xâm lược nào từ kẻ thù", KCNA nêu rõ.
Theo truyền thông nhà nước Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát vụ phóng tên lửa tại cơ sở phóng Cholsan và "nhiệt liệt" chúc mừng các quan chức từ các cơ quan chính phủ, nhà nghiên cứu và kỹ sư liên quan. KCNA cũng tiết lộ Triều Tiên có kế hoạch phóng thêm nhiều vệ tinh quân sự lên quỹ đạo trong thời gian tới.
Đáp lại, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết họ đang tiến hành phân tích toàn diện về các chi tiết cụ thể của tên lửa, đồng thời cam kết rằng Seoul và Washington sẽ duy trì một thế trận phòng thủ "mạnh mẽ".
"Vụ phóng vệ tinh quân sự của Triều Tiên cấu thành một hành động khiêu khích, vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cũng như hợp tác khoa học và công nghệ", JCS cho biết trong văn bản gửi các phóng viên.
Sau vụ phóng, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) của Tổng thống Hàn Quốc cho biết họ sẽ thực hiện các bước để đình chỉ một phần thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018. Thỏa thuận đã thiết lập các vùng đệm và vùng cấm bay gần biên giới liên Triều, bao gồm lệnh cấm bắn pháo, tập trận hải quân và các hoạt động giám sát để ngăn chặn các cuộc đụng độ giữa hai miền Triều Tiên.
Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ "mạnh mẽ" lên án vụ phóng của Triều Tiên, gọi đây là hành vi vi phạm "trơ tráo" đối với nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an.