Gần đây, món cơm cuộn (gimbap) đông lạnh được bán bởi một chuỗi phân phối lớn của Mỹ thành công đến mức cháy hàng tại Mỹ. Hương vị, sự tiện lợi và sức khỏe được cho là những yếu tố thành công chính, nhưng phân tích cho thấy cảnh ăn gimbap trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng ở nước ngoài, chẳng hạn như 'Luật sư kỳ lạ Woo Young-woo' và 'The Glory' cũng đóng một vai trò không nhỏ.
Theo đó, khi sự chú ý của người tiêu dùng quốc tế đến ẩm thực Hàn Quốc ngày càng tăng, chính phủ Hàn Quốc cũng tích cực đầu tư vào việc phổ biến ẩm thực Hàn Quốc ra khắp thế giới.
Kế hoạch của chính phủ Hàn Quốc không chỉ giới hạn ở việc quảng bá món ăn mà còn bằng cách quảng bá những câu chuyện và bối cảnh đằng sau món ăn Hàn Quốc để khiến người tiêu dùng nước ngoài nhớ đến ẩm thực và văn hóa Hàn Quốc một cách sống động và thú vị.
Theo đó, khi sự chú ý của người tiêu dùng quốc tế đến ẩm thực Hàn Quốc ngày càng tăng, chính phủ Hàn Quốc cũng tích cực đầu tư vào việc phổ biến ẩm thực Hàn Quốc ra khắp thế giới.
Kế hoạch của chính phủ Hàn Quốc không chỉ giới hạn ở việc quảng bá món ăn mà còn bằng cách quảng bá những câu chuyện và bối cảnh đằng sau món ăn Hàn Quốc để khiến người tiêu dùng nước ngoài nhớ đến ẩm thực và văn hóa Hàn Quốc một cách sống động và thú vị.
Vào ngày 27, theo Viện Xúc tiến Văn hóa, Thiết kế và Thủ công Hàn Quốc (KCDF) thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, KCDF đã thực hiện chiến dịch quảng bá văn hóa ẩm thực Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2021, và hiện đang phát động một chiến dịch quảng bá nhắm đến thế hệ trẻ toàn cầu với tên gọi 'HANSIK: That's SOBAN'. Chúng tôi đã phát động chiến dịch quảng bá ẩm thực Hàn Quốc nhắm đến các thế hệ khác nhau.
Trong chiến dịch này, thay vì những món ăn nổi tiếng đã tương đối quen thuộc với người tiêu dùng như cơm trộn (bibimbap), KCDF lên kế hoạch giới thiệu về những món ăn nhẹ và thức uống giải khát truyền thống ít được biết đến của Hàn Quốc.
Trước đó vào tháng 4 năm nay, trong Tuần lễ Thiết kế Milan ở Ý, một cửa hàng tạm thời (pop-up store) "Tàu điện ẩm thực Hàn Quốc (K-food Tram" đã được khai trương.
Trong đó, tàu điện được bọc theo hoa văn 'Dancheong (tiếng Hàn: 단청)' của Hàn Quốc, giới thiệu những món ăn nhẹ truyền thống như Kaesong yakgwa (tiếng Hàn: 개성약과 - bánh mật ong chiên Kaesong), dasik (tiếng Hàn: 다식 - ㅠánh kẹo làm bằng các bột hạt khô như dẻ, đậu, tinh bột, hạt vừng v.v. được nhào với mật ong và được ép vào khuôn dasik với hình chim, hoa), maejakgwa (tiếng Hàn: 매작과 - bánh ngọt truyền thống của Hàn Quốc được làm bằng cách cán bột mỏng với nước gừng, chiên trong dầu và nhúng vào mật ong) được bày trên các loại bàn nhỏ như Hojokban hay Najuban (tiếng Hàn: 호족반 / 나주반 - bàn gỗ có thiết kế chân bàn giống với hình dạng chân hổ, chiều cao từ 28 đến 38 cm và đường kính từ 35 đến 38 cm, được sử dụng rộng rãi như bàn bày đồ ăn cho vua chúa hoặc các bậc vương giả thời xưa).
Vào tháng 9 năm nay, một cửa hàng tạm thời về văn hóa ẩm thực Hàn Quố cũng đã được khai trương tại Jakarta, Indonesia, một trong những trung tâm làn sóng Hàn Quốc ở Đông Nam Á và các hoạt động như trải nghiệm các loại đồ ăn nhẹ truyền thống Hàn Quốc cũng đã được tổ chức.
Nhờ sự quan tâm đến ẩm thực Hàn Quốc (K-food) ngày càng được mở rộng, bên cạnh các món ăn phổ biến hàng ngày, các món ăn truyền thống của Hàn Quốc vốn ít được biết đến cũng dần được lan truyền rộng rãi thông qua mạng xã hội (SNS).
Yakgwa (bánh mật ong chiên) là một ví dụ điển hình. Yakgwa, xuất hiện trong bộ phim cổ trang 'Cổ tay áo màu đỏ (Red Sleeeve)', hot trở lại tại Hàn Quốc và cũng đang trở thành chủ đề được quan tâm ở nước ngoài.
Theo Shopee Korea, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, doanh số bán đồ ăn nhẹ Hàn Quốc tăng 53% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay, đặc biệt lượng đặt hàng yakgwa đã tăng 450%.
Ngoài ra, số liệu thống kê thương mại do Cục Hải quan Hàn Quốc công bố cho thấy tính đến tháng 10 năm nay, khối lượng xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đạt 785,25 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo 'Khảo sát làn sóng Hallyu ở nước ngoài năm 2023' cho thấy trong số các lĩnh vực phổ biến của văn hóa Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc là phổ biến nhất, tiếp theo là làm đẹp, âm nhạc, thời trang, điện ảnh, phim truyền hình.
KCDF cho biết bản thân ẩm thực cũng là một nội dung, thêm vào đó đây cũng lĩnh vực dễ dẫn đến trải nghiệm có thiện cảm do hiệu quả đằng sau sự phổ biến của các nội dung văn hóa khác. Đặc biệt, người ta phân tích rằng sở dĩ món ăn Hàn Quốc xuất hiện trên nội dung truyền thông có thể thu hút sự chú ý là do người tiếp nhận thông tin có thể hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh cụ thể mà món ăn đó xuất hiện.
Theo đó, cần nỗ lực tạo ra những trải nghiệm đặc biệt với món ăn thông qua cách kể chuyện được thiết kế khéo léo để giúp mọi người hiểu được phương pháp ăn uống, triết lý ẩm thực, bối cảnh địa lý và lịch sử cũng như cảm xúc của người Hàn Quốc xung quanh món ăn.
Trong chiến dịch này, thay vì những món ăn nổi tiếng đã tương đối quen thuộc với người tiêu dùng như cơm trộn (bibimbap), KCDF lên kế hoạch giới thiệu về những món ăn nhẹ và thức uống giải khát truyền thống ít được biết đến của Hàn Quốc.
Trước đó vào tháng 4 năm nay, trong Tuần lễ Thiết kế Milan ở Ý, một cửa hàng tạm thời (pop-up store) "Tàu điện ẩm thực Hàn Quốc (K-food Tram" đã được khai trương.
Trong đó, tàu điện được bọc theo hoa văn 'Dancheong (tiếng Hàn: 단청)' của Hàn Quốc, giới thiệu những món ăn nhẹ truyền thống như Kaesong yakgwa (tiếng Hàn: 개성약과 - bánh mật ong chiên Kaesong), dasik (tiếng Hàn: 다식 - ㅠánh kẹo làm bằng các bột hạt khô như dẻ, đậu, tinh bột, hạt vừng v.v. được nhào với mật ong và được ép vào khuôn dasik với hình chim, hoa), maejakgwa (tiếng Hàn: 매작과 - bánh ngọt truyền thống của Hàn Quốc được làm bằng cách cán bột mỏng với nước gừng, chiên trong dầu và nhúng vào mật ong) được bày trên các loại bàn nhỏ như Hojokban hay Najuban (tiếng Hàn: 호족반 / 나주반 - bàn gỗ có thiết kế chân bàn giống với hình dạng chân hổ, chiều cao từ 28 đến 38 cm và đường kính từ 35 đến 38 cm, được sử dụng rộng rãi như bàn bày đồ ăn cho vua chúa hoặc các bậc vương giả thời xưa).
Vào tháng 9 năm nay, một cửa hàng tạm thời về văn hóa ẩm thực Hàn Quố cũng đã được khai trương tại Jakarta, Indonesia, một trong những trung tâm làn sóng Hàn Quốc ở Đông Nam Á và các hoạt động như trải nghiệm các loại đồ ăn nhẹ truyền thống Hàn Quốc cũng đã được tổ chức.
Nhờ sự quan tâm đến ẩm thực Hàn Quốc (K-food) ngày càng được mở rộng, bên cạnh các món ăn phổ biến hàng ngày, các món ăn truyền thống của Hàn Quốc vốn ít được biết đến cũng dần được lan truyền rộng rãi thông qua mạng xã hội (SNS).
Yakgwa (bánh mật ong chiên) là một ví dụ điển hình. Yakgwa, xuất hiện trong bộ phim cổ trang 'Cổ tay áo màu đỏ (Red Sleeeve)', hot trở lại tại Hàn Quốc và cũng đang trở thành chủ đề được quan tâm ở nước ngoài.
Theo Shopee Korea, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, doanh số bán đồ ăn nhẹ Hàn Quốc tăng 53% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay, đặc biệt lượng đặt hàng yakgwa đã tăng 450%.
Ngoài ra, số liệu thống kê thương mại do Cục Hải quan Hàn Quốc công bố cho thấy tính đến tháng 10 năm nay, khối lượng xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đạt 785,25 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo 'Khảo sát làn sóng Hallyu ở nước ngoài năm 2023' cho thấy trong số các lĩnh vực phổ biến của văn hóa Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc là phổ biến nhất, tiếp theo là làm đẹp, âm nhạc, thời trang, điện ảnh, phim truyền hình.
KCDF cho biết bản thân ẩm thực cũng là một nội dung, thêm vào đó đây cũng lĩnh vực dễ dẫn đến trải nghiệm có thiện cảm do hiệu quả đằng sau sự phổ biến của các nội dung văn hóa khác. Đặc biệt, người ta phân tích rằng sở dĩ món ăn Hàn Quốc xuất hiện trên nội dung truyền thông có thể thu hút sự chú ý là do người tiếp nhận thông tin có thể hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh cụ thể mà món ăn đó xuất hiện.
Theo đó, cần nỗ lực tạo ra những trải nghiệm đặc biệt với món ăn thông qua cách kể chuyện được thiết kế khéo léo để giúp mọi người hiểu được phương pháp ăn uống, triết lý ẩm thực, bối cảnh địa lý và lịch sử cũng như cảm xúc của người Hàn Quốc xung quanh món ăn.