Dữ liệu do văn phòng thông tin thống kê Hàn Quốc công bố cho thấy mặc dù lạm phát giá tiêu dùng tại Hàn Quốc đã chậm lại trong tháng 11, nhưng tỷ lệ lạm phát giá thực phẩm lại trở nên nghiêm trọng hơn. Trong số các nguyên liệu thực phẩm, tỷ lệ tăng giá muối, dầu mè và mì ống là lớn nhất.
Giá tiêu dùng tiếp tục tăng ở Hàn Quốc là do lãi suất cao, giá dầu cao và giá nông sản tăng. Nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết bất thường; chi phí năng lượng, giá nguyên liệu thô, chi phí giống tăng; chi phí lao động cao hơn đã đặt ra thách thức cho ngành nông nghiệp Hàn Quốc trong năm nay.
Cơ quan thông tin thống kê Hàn Quốc cho biết, tốc độ tăng giá lương thực trong tháng 11/2023 tiếp tục cao hơn tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm thực phẩm chế biến sẵn là 119,48, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lạm phát giá nhà hàng là 4,8%, tăng 0,06 điểm phần trăm.
Giá thực phẩm chế biến đã tăng 24 tháng liên tiếp trong khi giá nhà hàng tiếp tục tăng trong 30 tháng liên tiếp. Trong số các nguyên liệu chính của thực phẩm được chế biến tại quán ăn, nhà hàng, muối có tỷ lệ lạm phát lớn nhất là 21,3%, tiếp theo là dầu mè (20,8%) và mì ống (19,1%).
Tỷ lệ lạm phát giá sữa là 9,3% trong tháng 9, 14,3% trong tháng 10 và 15,9% trong tháng 11. Giá các sản phẩm kem cũng bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá sữa với tỷ lệ lạm phát giá 15,6%. Tỷ lệ lạm phát giá nước khoáng (11,8%), cà phê (11,6%), nước trái cây (11,2%) đều trên 10% so với tháng 10.
Do giá các nguyên liệu thực phẩm chính tăng nên giá nhà hàng cũng tăng theo. Trong hạng mục giá nhà hàng có tới 30 sản phẩm hoặc thực đơn (76,9%) có tỷ lệ lạm phát cao hơn mức trung bình chung.
Bánh hamburger có tỷ lệ lạm phát cao nhất ở mức 16,9%, tiếp theo là pizza (10%), cơm trộn (bibimbap; 7,1%), mỳ lạnh (7%), các món chế biến từ thịt vịt (7%), các món cháo tại nhà hàng, (6,9%), cơm cuộn (6,9%), cơm hộp ăn liền (6,8%), bánh gạo cay (teokbokki; 6,7%) và mì ăn liền được bán tại các nhà hàng (5,5%).
Cơ quan thông tin thống kê Hàn Quốc cho biết, tốc độ tăng giá lương thực trong tháng 11/2023 tiếp tục cao hơn tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng nhóm thực phẩm chế biến sẵn là 119,48, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lạm phát giá nhà hàng là 4,8%, tăng 0,06 điểm phần trăm.
Giá thực phẩm chế biến đã tăng 24 tháng liên tiếp trong khi giá nhà hàng tiếp tục tăng trong 30 tháng liên tiếp. Trong số các nguyên liệu chính của thực phẩm được chế biến tại quán ăn, nhà hàng, muối có tỷ lệ lạm phát lớn nhất là 21,3%, tiếp theo là dầu mè (20,8%) và mì ống (19,1%).
Tỷ lệ lạm phát giá sữa là 9,3% trong tháng 9, 14,3% trong tháng 10 và 15,9% trong tháng 11. Giá các sản phẩm kem cũng bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá sữa với tỷ lệ lạm phát giá 15,6%. Tỷ lệ lạm phát giá nước khoáng (11,8%), cà phê (11,6%), nước trái cây (11,2%) đều trên 10% so với tháng 10.
Do giá các nguyên liệu thực phẩm chính tăng nên giá nhà hàng cũng tăng theo. Trong hạng mục giá nhà hàng có tới 30 sản phẩm hoặc thực đơn (76,9%) có tỷ lệ lạm phát cao hơn mức trung bình chung.
Bánh hamburger có tỷ lệ lạm phát cao nhất ở mức 16,9%, tiếp theo là pizza (10%), cơm trộn (bibimbap; 7,1%), mỳ lạnh (7%), các món chế biến từ thịt vịt (7%), các món cháo tại nhà hàng, (6,9%), cơm cuộn (6,9%), cơm hộp ăn liền (6,8%), bánh gạo cay (teokbokki; 6,7%) và mì ăn liền được bán tại các nhà hàng (5,5%).