"Liên hoan cuối năm, giá cả hợp lý, quán ăn ngon", lượng tìm kiếm của ba từ khóa này đã tăng vọt trong những ngày gần đây. Trong bối cảnh giá cả ở Hàn Quốc tăng cao, nhiều nhân viên văn phòng đã bắt đầu cân nhắc cách chuẩn bị cho các buổi liên hoan cuối năm một cách hiệu quả nhất có thể.
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp và sức tiêu dùng yếu, không khí họp mặt thường niên của các công ty lớn Hàn Quốc cũng có một số thay đổi. Ví dụ, thay vì tổ chức ăn uống vào buổi tối thì có thể chuyển thành ăn trưa, cố gắng tìm các nhà hàng có giá thành rẻ hơn dù chỉ là một chút hoặc chỉ ăn uống 1 tăng xong rồi về chứ không kéo dài đến 2~3 tăng như trước kia.
Báo cáo khảo sát "Xu hướng giá cả" do Cục Thống kê công bố mới đây cho thấy tính đến tháng 11, giá thực phẩm và đồ uống đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ví dụ tổng cộng 10 người trong công ty tổ chức tiệc tối và gọi 20 phần thịt ba chỉ (trung bình 18.000 won một phần) tại một nhà hàng thịt nướng ở Jongno, Seoul thì tổng chi phí sẽ là 360.000 won (khoảng 6,61 triệu VNĐ). Trong trường hợp gọi thêm 5 chai soju và 10 chai bia (5.000 won mỗi chai) thì chi phí sẽ cộng thêm 75.000 won và nếu gọi thêm 10 phần cơm ăn kèm canh đậu tương (5.000 won) thì tổng chi phí bữa tối cho cuộc liên hoan 10 người sẽ là 485.000 won (khoảng 8.91 triệu won).
Kể cả nếu chọn những nhà hàng Trung Quốc, có giá thành tương đối rẻ hơn so với nhà hàng thịt nướng, thì chi phí phải trả cho một cuộc tụ tập cũng không quá dễ chịu.
Tại một nhà hàng Trung Quốc gần Sejong, giá cho 10 phần mỳ tương đen (jajangmyeon) sẽ là 100.000 won, với 4 món ăn chẳng hạn như thịt lợn chua ngọt hay rau xào (trung bình 45.000 won/món) thì chi phí sẽ cộng thêm 180.000, cùng với 75.000 won cho 5 chai soju và 10 chai bia thì tổng chi phí cũng hết ít nhất là 355.000 won (khoảng 6,52 triệu VNĐ)
Một chủ nhà hàng bán món Trung Quốc cho biết: "Trung bình mỗi người chi từ 30.000 đến 40.000 won khi dùng bữa tại nhà hàng Trung Quốc. Nếu gọi thêm vài chai rượu Trung Quốc, giá tiền bữa ăn cũng sẽ tăng lên. Không có gì lạ đối với một bữa ăn vượt quá 500.000 won".
Do chi phí của ba khoản chi chính cho các buổi liên hoan (món ăn, đồ uống và taxi) đều tăng vọt.
Tính đến tháng 11, tốc độ tăng giá nhà hàng vẫn ở mức cao trong 30 tháng liên tiếp.
Theo Cơ quan tiêu dùng Hàn Quốc, tính đến tháng 10, giá trung bình một bát cơm trộn (bibimbap) ở Seoul là 15.770 won, còn mì lạnh là 11.308 won, lần đầu tiên vượt mức 10.000 won. Giá thịt cũng tăng, với một suất thịt ba chỉ lợn (200 gram) có giá trung bình là 19.253 won. Thực đơn có giá trung bình dưới 10.000 won chỉ bao gồm mì cắt (8.962 won), cơm ăn với canh kim chi (7.846 won), mì tương đen jajangmyeon (7.069 won).
Thêm vào đó, giá rượu cũng tăng đáng kể. Tính đến tháng 11, giá rượu soju tại các nhà hàng đã tăng 9,7% vào năm ngoái và 4,7% trong năm nay. Giá bia phục vụ tại nhà hàng cũng tăng 9,4% vào năm ngoái và 5% vào năm nay. Gần đây, các hãng bia, rượu soju lớn tại Hàn Quốc liên tiếp tăng giá xuất xưởng khiến giá rượu tiếp tục tăng.
Giá taxi trong tháng 11 cũng đã tăng 20,7% so với một năm trước. Trong đó, thành phố Seoul còn bị ảnh hưởng lớn hơn bởi việc tăng giá mở cửa cơ bản từ 3.800 won lên 4.800 won (khoảng 88,2 nghìn VNĐ) vào tháng 2 năm nay.
Kim Bo-kyung, Cán bộ đánh giá thống kê xu hướng kinh tế tại Cục Thống kê, cho biết: "Giá thuê cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cộng đối với các cá nhân tự kinh doanh tại khu vực thủ đô của Hàn Quốc đều tăng đáng kể, dẫn đến chi phí vận hành nhà hàng và giá ăn uống tăng mạnh khiến gánh nặng chi phí ăn uống của nhân viên văn phòng cũng tăng lên".
Lee Eun-hee giáo sư nghiên cứu người tiêu dùng tại Đại học Inha, phân tích: "Văn hóa tiệc tùng cuối năm đã bị thu hẹp rất nhiều do Covid-19, nhưng nó sẽ không biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, văn hóa này đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều do chi phí cho 3 khoản chi chính của các buổi liên hoan đều đã tăng đáng kể".
Báo cáo khảo sát "Xu hướng giá cả" do Cục Thống kê công bố mới đây cho thấy tính đến tháng 11, giá thực phẩm và đồ uống đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ví dụ tổng cộng 10 người trong công ty tổ chức tiệc tối và gọi 20 phần thịt ba chỉ (trung bình 18.000 won một phần) tại một nhà hàng thịt nướng ở Jongno, Seoul thì tổng chi phí sẽ là 360.000 won (khoảng 6,61 triệu VNĐ). Trong trường hợp gọi thêm 5 chai soju và 10 chai bia (5.000 won mỗi chai) thì chi phí sẽ cộng thêm 75.000 won và nếu gọi thêm 10 phần cơm ăn kèm canh đậu tương (5.000 won) thì tổng chi phí bữa tối cho cuộc liên hoan 10 người sẽ là 485.000 won (khoảng 8.91 triệu won).
Kể cả nếu chọn những nhà hàng Trung Quốc, có giá thành tương đối rẻ hơn so với nhà hàng thịt nướng, thì chi phí phải trả cho một cuộc tụ tập cũng không quá dễ chịu.
Tại một nhà hàng Trung Quốc gần Sejong, giá cho 10 phần mỳ tương đen (jajangmyeon) sẽ là 100.000 won, với 4 món ăn chẳng hạn như thịt lợn chua ngọt hay rau xào (trung bình 45.000 won/món) thì chi phí sẽ cộng thêm 180.000, cùng với 75.000 won cho 5 chai soju và 10 chai bia thì tổng chi phí cũng hết ít nhất là 355.000 won (khoảng 6,52 triệu VNĐ)
Một chủ nhà hàng bán món Trung Quốc cho biết: "Trung bình mỗi người chi từ 30.000 đến 40.000 won khi dùng bữa tại nhà hàng Trung Quốc. Nếu gọi thêm vài chai rượu Trung Quốc, giá tiền bữa ăn cũng sẽ tăng lên. Không có gì lạ đối với một bữa ăn vượt quá 500.000 won".
Do chi phí của ba khoản chi chính cho các buổi liên hoan (món ăn, đồ uống và taxi) đều tăng vọt.
Tính đến tháng 11, tốc độ tăng giá nhà hàng vẫn ở mức cao trong 30 tháng liên tiếp.
Theo Cơ quan tiêu dùng Hàn Quốc, tính đến tháng 10, giá trung bình một bát cơm trộn (bibimbap) ở Seoul là 15.770 won, còn mì lạnh là 11.308 won, lần đầu tiên vượt mức 10.000 won. Giá thịt cũng tăng, với một suất thịt ba chỉ lợn (200 gram) có giá trung bình là 19.253 won. Thực đơn có giá trung bình dưới 10.000 won chỉ bao gồm mì cắt (8.962 won), cơm ăn với canh kim chi (7.846 won), mì tương đen jajangmyeon (7.069 won).
Thêm vào đó, giá rượu cũng tăng đáng kể. Tính đến tháng 11, giá rượu soju tại các nhà hàng đã tăng 9,7% vào năm ngoái và 4,7% trong năm nay. Giá bia phục vụ tại nhà hàng cũng tăng 9,4% vào năm ngoái và 5% vào năm nay. Gần đây, các hãng bia, rượu soju lớn tại Hàn Quốc liên tiếp tăng giá xuất xưởng khiến giá rượu tiếp tục tăng.
Giá taxi trong tháng 11 cũng đã tăng 20,7% so với một năm trước. Trong đó, thành phố Seoul còn bị ảnh hưởng lớn hơn bởi việc tăng giá mở cửa cơ bản từ 3.800 won lên 4.800 won (khoảng 88,2 nghìn VNĐ) vào tháng 2 năm nay.
Kim Bo-kyung, Cán bộ đánh giá thống kê xu hướng kinh tế tại Cục Thống kê, cho biết: "Giá thuê cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cộng đối với các cá nhân tự kinh doanh tại khu vực thủ đô của Hàn Quốc đều tăng đáng kể, dẫn đến chi phí vận hành nhà hàng và giá ăn uống tăng mạnh khiến gánh nặng chi phí ăn uống của nhân viên văn phòng cũng tăng lên".
Lee Eun-hee giáo sư nghiên cứu người tiêu dùng tại Đại học Inha, phân tích: "Văn hóa tiệc tùng cuối năm đã bị thu hẹp rất nhiều do Covid-19, nhưng nó sẽ không biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, văn hóa này đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều do chi phí cho 3 khoản chi chính của các buổi liên hoan đều đã tăng đáng kể".