Hiện tượng "3 cao (lạm phát cao, lãi suất cao, tỉ giá cao)" tại Hàn Quốc tiếp tục kéo dài khiến giá ăn uống bên ngoài tăng hơn 3% trong 3 năm liên tiếp. Năm ngoái, giá cả mọi thứ, từ giá cả tại căng tin công ty cho đến hộp cơm trưa ở cửa hàng tiện lợi đều tăng mạnh, làm trầm trọng thêm tình trạng "lạm phát bữa trưa" (lunchflation, được ghép bởi 2 từ lunch: bữa trưa và inflation: lạm phát).
Theo Cổng thông tin thống kê quốc gia Hàn Quốc ngày 13, chỉ số giá tiêu dùng cho việc ăn uống bên ngoài năm 2024 là 121,01, tăng 3,1% so với năm trước (117,38).
Mặc dù mức tăng đã giảm xuống còn một nửa so với mức của năm 2023 (6,0%), nhưng vẫn cao hơn chỉ số giá tiêu dùng chung (2,3%).
Chỉ số giá nhà hàng tăng 7,7% vào năm 2022 và 6,0% vào năm 2023, cho thấy mức tăng hơn 3% trong ba năm liên tiếp và đã vượt chỉ số giá tiêu dùng chung trong 12 năm kể từ năm 2012.
Xét theo từng món, giá hộp cơm trưa tăng nhiều nhất ở mức 5,9%, tiếp theo là bánh gạo nếp xào cay (tteokbokki) ở mức 5,8%, hamburger ở mức 5,4% và cơm cuộn rong biển (gimbap) ở mức 5,3%.
Khi gánh nặng ăn uống bên ngoài tăng lên, nhu cầu về một bữa ăn có "hiệu quả về mặt chi phí" (chất lượng tốt với giá rẻ) cũng tăng lên, nhưng hộp cơm trưa của cửa hàng tiện lợi (↑4,9%) và gimbap tam giác (3,7%), những món ăn giúp mọi người có thể giải quyết cơn đói 1 cách nhanh chóng, cũng tăng 3-4%.
Đặc biệt, giá cả tăng mạnh tại các căng tin trong tòa nhà, nơi chủ yếu phục vụ nhân viên văn phòng.
Năm ngoái, giá căng tin tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ khi số liệu thống kê liên quan bắt đầu được biên soạn vào năm 2001.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, giá cả đã tăng hơn 4% trong 4 năm liên tiếp từ năm 2021~2024 và ngày càng có nhiều lời phàn nàn từ nhân viên văn phòng rằng hiệu quả về chi phí tại các căng tin đang trở nên ngày càng kém hơn.
Hộp cơm trưa cửa hàng tiện lợi, được đưa vào thống kê chỉ số giá tiêu dùng theo mặt hàng từ năm 2019, cho thấy xu hướng tương đối ổn định với tốc độ tăng theo năm là 2,4% vào năm 2020, 0,6% vào năm 2021 và 2,1% vào năm 2022. Tuy nhiên đến năm 2023 đã tăng vọt tận 5,2% và năm 2024 tiếp tục tăng 4,9%, làm tăng gánh nặng cho người tiêu dùng.
Gimbap tam giác được bán bởi các nhà phân phối như cửa hàng tiện lợi, siêu thị và các trung tâm thương mại lớn cũng đang có xu hướng tăng giá nhanh, với mức tăng 1,3% vào năm 2022, 2,9% vào năm 2023 và 3,7% vào năm ngoái.
Hiện tượng lạm phát bữa trưa dự kiến sẽ tiếp tục trong năm nay.
Đặc biệt, với xu hướng tăng giá chung, tình trạng chính trị trong nước chưa ổn định kết hợp với tỷ giá hối đoái won/đô la tăng mạnh, thì việc giá của các thành phần thực phẩm nhập khẩu chính sẽ tăng khiến tình trạng lạm phát sẽ khó bình ổn.
Jeong Ji-yeon, Tổng thư ký Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc, cho biết: "Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thực phẩm, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và tỷ giá hối đoái, đang ngày càng phức tạp và đa dạng hơn. Nếu xu hướng này kéo dài, chỉ số giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trong năm nay".
Khi người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá thực phẩm, sự cạnh tranh trong ngành phân phối các sản phẩm thực phẩm giá rẻ cũng đang có dấu hiệu bùng nổ trở lại.
E-Land Kim's Club đang thu hút người tiêu dùng với 'Deli by Ashley', nơi đã phát triển thực đơn buffet của nhà hàng buffet Ashley Queen thành các bữa ăn nấu tại nhà (meal kit) với mức giá đồng nhất là 3.990 won (khoảng 70.000 VNĐ). Kể từ khi ra mắt vào tháng 4 năm ngoái, hơn 200 món ăn khác nhau đã được giới thiệu và nhận được phản hồi tốt, với hơn 3 triệu sản phẩm được bán ra.
Không đứng ngoài cuộc đua, E-Mart và Lotte Mart cũng tham gia vào thị trường các bữa ăn gia đình đơn giản với các thương hiệu 'Amazing Deli' và 'Yorihada' chú trọng vào tính hiệu quả về mặt chi phí.
Gimbap với giá dưới 2.000 won (khoảng 35.000 VNĐ) cũng đã xuất hiện tại các cửa hàng tiện lợi.
E-Mart 24, một thương hiệu cửa hàng tiện lợi trực thuộc E-Mart, đã bước vào thị trường thực phẩm giá cực rẻ bằng cách tung ra gimbap với giá 1.900 won (khoảng 33.000 VNĐ) và cơm trộn (bibimbap) với giá 3.600 won (khoảng 62.000 VNĐ), rẻ hơn trung bình khoảng 45% so với giá thông thường trên thị trường.
Mặc dù mức tăng đã giảm xuống còn một nửa so với mức của năm 2023 (6,0%), nhưng vẫn cao hơn chỉ số giá tiêu dùng chung (2,3%).
Chỉ số giá nhà hàng tăng 7,7% vào năm 2022 và 6,0% vào năm 2023, cho thấy mức tăng hơn 3% trong ba năm liên tiếp và đã vượt chỉ số giá tiêu dùng chung trong 12 năm kể từ năm 2012.
Xét theo từng món, giá hộp cơm trưa tăng nhiều nhất ở mức 5,9%, tiếp theo là bánh gạo nếp xào cay (tteokbokki) ở mức 5,8%, hamburger ở mức 5,4% và cơm cuộn rong biển (gimbap) ở mức 5,3%.
Khi gánh nặng ăn uống bên ngoài tăng lên, nhu cầu về một bữa ăn có "hiệu quả về mặt chi phí" (chất lượng tốt với giá rẻ) cũng tăng lên, nhưng hộp cơm trưa của cửa hàng tiện lợi (↑4,9%) và gimbap tam giác (3,7%), những món ăn giúp mọi người có thể giải quyết cơn đói 1 cách nhanh chóng, cũng tăng 3-4%.
Đặc biệt, giá cả tăng mạnh tại các căng tin trong tòa nhà, nơi chủ yếu phục vụ nhân viên văn phòng.
Năm ngoái, giá căng tin tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ khi số liệu thống kê liên quan bắt đầu được biên soạn vào năm 2001.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, giá cả đã tăng hơn 4% trong 4 năm liên tiếp từ năm 2021~2024 và ngày càng có nhiều lời phàn nàn từ nhân viên văn phòng rằng hiệu quả về chi phí tại các căng tin đang trở nên ngày càng kém hơn.
Hộp cơm trưa cửa hàng tiện lợi, được đưa vào thống kê chỉ số giá tiêu dùng theo mặt hàng từ năm 2019, cho thấy xu hướng tương đối ổn định với tốc độ tăng theo năm là 2,4% vào năm 2020, 0,6% vào năm 2021 và 2,1% vào năm 2022. Tuy nhiên đến năm 2023 đã tăng vọt tận 5,2% và năm 2024 tiếp tục tăng 4,9%, làm tăng gánh nặng cho người tiêu dùng.
Gimbap tam giác được bán bởi các nhà phân phối như cửa hàng tiện lợi, siêu thị và các trung tâm thương mại lớn cũng đang có xu hướng tăng giá nhanh, với mức tăng 1,3% vào năm 2022, 2,9% vào năm 2023 và 3,7% vào năm ngoái.
Hiện tượng lạm phát bữa trưa dự kiến sẽ tiếp tục trong năm nay.
Đặc biệt, với xu hướng tăng giá chung, tình trạng chính trị trong nước chưa ổn định kết hợp với tỷ giá hối đoái won/đô la tăng mạnh, thì việc giá của các thành phần thực phẩm nhập khẩu chính sẽ tăng khiến tình trạng lạm phát sẽ khó bình ổn.
Jeong Ji-yeon, Tổng thư ký Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc, cho biết: "Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thực phẩm, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và tỷ giá hối đoái, đang ngày càng phức tạp và đa dạng hơn. Nếu xu hướng này kéo dài, chỉ số giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trong năm nay".
Khi người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá thực phẩm, sự cạnh tranh trong ngành phân phối các sản phẩm thực phẩm giá rẻ cũng đang có dấu hiệu bùng nổ trở lại.
E-Land Kim's Club đang thu hút người tiêu dùng với 'Deli by Ashley', nơi đã phát triển thực đơn buffet của nhà hàng buffet Ashley Queen thành các bữa ăn nấu tại nhà (meal kit) với mức giá đồng nhất là 3.990 won (khoảng 70.000 VNĐ). Kể từ khi ra mắt vào tháng 4 năm ngoái, hơn 200 món ăn khác nhau đã được giới thiệu và nhận được phản hồi tốt, với hơn 3 triệu sản phẩm được bán ra.
Không đứng ngoài cuộc đua, E-Mart và Lotte Mart cũng tham gia vào thị trường các bữa ăn gia đình đơn giản với các thương hiệu 'Amazing Deli' và 'Yorihada' chú trọng vào tính hiệu quả về mặt chi phí.
Gimbap với giá dưới 2.000 won (khoảng 35.000 VNĐ) cũng đã xuất hiện tại các cửa hàng tiện lợi.
E-Mart 24, một thương hiệu cửa hàng tiện lợi trực thuộc E-Mart, đã bước vào thị trường thực phẩm giá cực rẻ bằng cách tung ra gimbap với giá 1.900 won (khoảng 33.000 VNĐ) và cơm trộn (bibimbap) với giá 3.600 won (khoảng 62.000 VNĐ), rẻ hơn trung bình khoảng 45% so với giá thông thường trên thị trường.