Đời sống Xã hội

Khoảng cách tiền lương theo giới ở Hàn Quốc chênh lệch ở mức 31,2%…Cao nhất trong các quốc gia OECD

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:08 22-03-2024
Khoảng cách tiền lương giữa theo giới ở Hàn Quốc được cho là cao nhất trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và cao hơn gấp đôi so với mức trung bình.
 
ẢnhCục thống kê
[Ảnh=Cục thống kê]
Theo 'Báo cáo thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 2024' của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc vào ngày 21, khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ giới ở Hàn Quốc được tính là 31,2%. Điều này có nghĩa là nếu lao động nam giới nhận được mức lương tháng là 1 triệu won thì lao động nữ giới chỉ nhận được 690.000 won. Đây là mức chênh lệch lớn nhất trong số 35 quốc gia thành viên của OECD. So với mức trung bình là 12,1% thì con số này cũng cao hơn gấp 2,6 lần.

Một số quốc gia cũng có khoảng cách tiền lương theo giới cao ở mức khoảng 20% là Israel, Latvia và Nhật Bản. Tuy nhiên Hàn Quốc là quốc gia duy nhất có khoảng cách tiền lương theo giới vượt quá mốc 30%.

Số lượng nhỏ phụ nữ ở các vị trí cấp cao có mức lương cao tại nơi làm việc đã góp phần làm gia tăng khoảng cách tiền lương giữa hai giới. Tỷ lệ quản lý nữ ở Hàn Quốc chỉ là 14,6%, chưa bằng một nửa mức trung bình của OECD (34,2%). Đây là mức thấp thứ hai sau Nhật Bản (12,9%).

Báo cáo cho biết: "Ở mỗi quốc gia, tốc độ tăng tỷ lệ quản lý nữ là rất chậm. Sẽ phải mất 140 năm để khoảng cách giữa nam và nữ về tỷ lệ quản lý biến mất"

Cũng có một khoảng cách lớn về tiền lương theo giờ.

Tính đến năm 2022, nam giới nhận được mức lương trung bình là 25.886 won/giờ (khoảng 478,5 nghìn VNĐ), trong khi nữ giới chỉ nhận được 18.113 won (khoảng335 nghìn VNĐ), bằng 70% mức lương của nam giới.

Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Hàn Quốc nhìn chung đang được cải thiện. Hệ số Gini, biểu thị sự bất bình đẳng về thu nhập, là 0,324 vào năm 2022, thấp hơn năm 2011 (0,388). Điều này có nghĩa là việc phân chia đã được cải thiện.

Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, khoảng cách thu nhập lại ngày một nới rộng hơn. Hệ số Gini của nhóm tuổi nghỉ hưu trên 66 tuổi là 0,383 vào năm 2022, kém hơn 0,005 so với một năm trước. Điều này trái ngược với hệ số Gini của nhóm tuổi lao động dưới 65 tuổi được cải thiện 0,007 trong cùng giai đoạn.

Sự mất cân bằng tài sản cũng ngày càng gia tăng. Hệ số Gini của tài sản ròng, loại trừ nợ phải trả khỏi tổng tài sản, giảm từ 0,619 năm 2011 xuống 0,584 năm 2017, nhưng sau đó tăng trong 5 năm liên tiếp, tăng lên 0,606 vào năm 2022. Người ta giải thích rằng sự mất cân bằng tài sản tăng lên khi giá bất động sản tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Báo cáo chỉ ra: "Khi bất bình đẳng về tài sản gia tăng, vấn đề nhà ở và nợ hộ gia đình có thể trở nên trầm trọng hơn, vì vậy cần có những phản ứng chính sách tích cực".
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기