Đời sống Xã hội

Vị thế của kim chi Hàn Quốc ngày càng được nâng cao…Nhiều quốc gia trên thế giới công nhận 'Ngày Kim chi'

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:03 01-04-2024
Vị thế của kim chi, một sản phẩm tiêu biểu của ẩm thực Hàn Quốc (K-food), đang ngày càng được nâng cao với không chỉ 12 tiểu bang và thành phố của Mỹ đã liên tiếp ban hành quy định hoặc tuyên bố kỷ niệm 'Ngày Kimchi' kể từ năm 2021 mà mới đây các quốc gia như Brazil và Argentina hay Nam Mỹ cũng đã ban hành quy định về 'Ngày Kimchi'.
 
Bức ảnh chụp Kim Chun-jin Giám đốc điều hành Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản  Thực phẩm Hàn Quốc thứ hai từ trái sang hàng thứ hai tham gia sự kiện kỷ niệm Ngày Kim chi của Quốc hội Hoa Kỳ cùng với Nữ nghị sĩ bang New Jersey Ellen Park thứ ba từ bên phải ở hàng đầu tiên ẢnhaT
Bức ảnh chụp Kim Chun-jin, Giám đốc điều hành Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (thứ hai từ trái sang, hàng thứ hai), tham gia sự kiện kỷ niệm 'Ngày Kim chi' của Quốc hội Hoa Kỳ cùng với Nữ nghị sĩ bang New Jersey Ellen Park (thứ ba từ bên phải ở hàng đầu tiên). [Ảnh=aT]
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch công khai giá trị và sự xuất sắc của kim chi, củng cố vị thế là quốc gia quê hương của kim chi và tăng cường hỗ trợ cho quá trình toàn cầu hóa kim chi.

Ngoài việc mở rộng xuất khẩu, Hàn Quốc đang đi đầu trong việc nâng cao vị thế của K-food bằng cách góp phần xây dựng 'Ngày Kim chi' như một ngày kỷ niệm quốc gia ở các nước lớn trên thế giới.

Theo Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn và Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT) vào ngày 1, 'Ngày Kim chi' được chỉ định là ngày 22 tháng 11 hàng năm kể từ năm 2020. Trong đó ý nghĩa để chọn ngày này đó là tháng 11 là thời điểm phù hợp nhất để muối kim chi trong năm, còn 22 là để nhấn mạnh đến hơn 22 tác dụng của kim chi bao gồm tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư.

Kể từ khi chỉ định 'Ngày Kim chi', chính phủ Hàn Quốc và chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều sự kiện khác nhau để quảng bá ngành công nghiệp và văn hóa kim chi, chẳng hạn như các sự kiện muối kim chi, lễ hội kim chi và các cuộc thi nấu ăn.

Sự lan rộng toàn cầu của 'Ngày Kim chi' cũng đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2021.

Trong đại dịch COVID-19, kim chi được biết đến như một loại thực phẩm tốt để tăng cường khả năng miễn dịch, thu hút sự chú ý của người dân trên thế giới. Thậm chí một số quốc gia còn ca ngợi đây là "siêu thực phẩm", cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Kim Chun-jin Giám đốc điều hành aT cũng đóng vai trò lớn trong việc tuyên truyền 'Ngày Kim chi'.

Giám đốc Kim đã tận dụng mạng lưới quan hệ ở nước ngoài dựa trên kinh nghiệm hoạt động ngoại giao của ông với tư cách là thành viên Quốc hội và đi đầu trong việc thành lập 'Ngày Kim chi' bằng cách đến thăm các nước lớn, trong đó có Mỹ, để quảng bá sự xuất sắc của kim chi.

Tại Hoa Kỳ, bắt đầu từ California vào tháng 8/2021, 12 tiểu bang và thành phố, trong đó có Washington D.C., Virginia và New York, đã tuyên bố hoặc chỉ định ngày 22/11 là 'Ngày Kim chi'. Sao Paulo (Brazil) và Kingston, London (Anh) cũng đã coi 'Ngày Kim chi' là một ngày kỷ niệm.

Vào tháng 7/2023, Argentina lần đầu tiên quy định 'Ngày Kim chi' là ngày kỷ niệm quốc gia. Nghị quyết của Argentina quy định về 'Ngày Kim chi' nêu rõ Hàn Quốc là quê hương của kim chi, đồng thời bao gồm nội dung được UNESCO công nhận kim chi là di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2013.

Việc thành lập 'Ngày Kim chi' của Argentina là nhờ nỗ lực của cựu Thượng nghị sĩ Magdalena Solari Quintana. Trong ba năm kể từ năm 2021, Thượng nghị sĩ Quintana đã quảng bá lịch sử và sự xuất sắc của kim chi tới các nhà lập pháp đồng nghiệp của mình, biến 'Ngày Kim chi' trở thành ngày lễ quốc gia ở Argentina, đánh dấu quốc gia đầu tiên trong số các nước trên thế giới, không bao gồm Hàn Quốc công nhận 'Ngày Kim chi'.

Chính phủ Hàn Quốc hiện đang đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa 'Ngày Kim chi'. Kế hoạch là mở rộng 'Ngày Kim chi' như một biện pháp đối phó với tuyên bố của Trung Quốc rằng kim chi là văn hóa riêng của Trung Quốc bằng cách gọi im chi là "paochai" trong khuôn khổ Dự án Đông Bắc.

Chính phủ Hàn Quốc cũng cho biết đang nỗ lực để nâng cao nhận thức và vị thế của kim chi Hàn Quốc tại các thị trường Nam Mỹ, bao gồm Argentina, Châu Âu và Đông Nam Á. Chính phủ có kế hoạch giúp các công ty thực phẩm mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, chẳng hạn như vận hành các nhà máy địa phương và tung ra các sản phẩm địa phương.

Giám đốc điều hành của aT Kim Chun-jin cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với cựu Thượng nghị sĩ Magdalena Solari Quintana để truyền bá kim chi Hàn Quốc và thói quen ăn uống ít carbon trên khắp thị trường Nam Mỹ, bao gồm cả Argentina".

Mặt khác, kim chi hiện được xuất khẩu sang 97 quốc gia trên thế giới vào năm 2023 với kim ngạch xuất khẩu đạt 156 triệu USD, tăng 11% so với năm 2022. Đặc biệt, xuất khẩu sang các nước nơi 'Ngày Kim chi' được thành lập cao gấp ba lần tốc độ tăng trưởng chung.

Vào ngày 1/4, aT cũng đã bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ người Argentina Magdalena Solari Quintana, làm Đại sứ Quảng bá Kim chi toàn cầu.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기