Kinh tế Chính trị

Thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực tài chính của Hàn Quốc trong 10 năm qua là Y tế và Phúc lợi → Kinh tế

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:35 29-04-2024
Kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy lĩnh vực mà chính phủ Hàn Quốc ưu tiên phân bổ nguồn lực tài chính trong 10 năm qua là "y tế và phúc lợi", đặc biệt là lĩnh vực "phúc lợi".
 
Bộ Y tế và Phúc lợi ẢnhYonhap News
Bộ Y tế và Phúc lợi. [Ảnh=Yonhap News]
Theo báo cáo 'Phân bổ nguồn lực tài chính theo chức năng của nhà nước Hàn Quốc, 1948~2021' đăng trong tập 33 'Nghiên cứu Hành chính Công Hàn Quốc' của Viện Hành chính Công Hàn Quốc vào ngày 29, dưới thời chính quyền Kim Dae-jung vào năm 1990 tỷ lệ nguồn lực tài chính được phân bổ cho lĩnh vực y tế và phúc lợi vốn thường ít hơn tương đối so với lĩnh vực kinh tế tuy nhiên cho tới thời chính quyền Moon Jae-in y tế phúc lợi đã vươn lên thành lĩnh vực nhận được nhiều nguồn lực tài chính nhất.

Mô hình phân bổ nguồn lực tài chính cho từng chức năng của đất nước phản ánh định hướng và ưu tiên chính sách của quốc gia đó, đồng thời có tác động khác nhau đến nền kinh tế quốc gia cũng như sự thoải mái và chất lượng cuộc sống của người dân.

Từ khi chính phủ Hàn Quốc được thành lập cho đến giữa những năm 1950, tỷ trọng chi cho các chức năng kinh tế cao hơn rất nhiều so với các chức năng khác, và hiện tượng này tiếp tục diễn ra trong thời kỳ công nghiệp hóa nhanh chóng vào những năm 1970 cho đến giữa những năm 2000.

Tỷ trọng phân bổ nguồn lực tài chính cho kinh tế, vốn được duy trì ở mức 20-30%, đã giảm phần nào kể từ giữa những năm 2000, xuống mức 10%, nhường mức tỷ trọng lớn nhất cho lĩnh vực y tế và phúc lợi, với sự gia tăng nhanh chóng bắt đầu vào cuối những năm 1970.

Tỷ trọng phân bổ tài chính cho lĩnh vực y tế và phúc lợi duy trì quy mô tương tự như lĩnh vực kinh tế cho đến đầu thời kỳ chính quyền Roh Moo-hyun, nhưng từ cuối chính quyền Roh Moo-hyun, nó đã đạt gần 30% và bắt đầu vượt qua tỷ trọng kinh tế.

Dưới thời chính quyền Lee Myung-bak, chỉ riêng lĩnh vực phúc lợi trong số y tế và phúc lợi đã tăng lên mức tương đương với tỷ trọng nguồn lực kinh tế, và dưới thời chính quyền Park Geun-hye và Moon Jae-in, nó đã tăng lên hơn 20%, củng cố vị trí đầu tiên của mình.

Dưới thời chính quyền Moon Jae-in, tầm quan trọng của ngành y tế cũng tăng lên, đến mức độ có thể phải cạnh tranh với nền kinh tế và giáo dục để giành vị trí thứ hai.

Báo cáo nêu rõ: "Ở giai đoạn hình thành nhà nước và công nghiệp hóa ở một quốc gia, các ưu tiên được điều chỉnh theo trình tự hội nhập xã hội, bao gồm duy trì hệ thống, tăng trưởng kinh tế, phúc lợi và giáo dục. Một khi đất nước được hình thành và cơ cấu công nghiệp được nâng cấp, sự ưu tiên cho phúc lợi và giáo dục ngày một tăng lên. Bắt đầu từ giữa những năm 2000 sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng ngoại hối, nhà nước Hàn Quốc bắt đầu thực hiện các chính sách chú trọng vào phân phối hơn là tăng trưởng".

Quy mô chi tiêu cho chức năng quốc phòng rất lớn trong thời kỳ thành lập chính phủ và 'Chiến tranh Triều Tiên 25/6', nhưng khi căng thẳng liên Triều giảm bớt phần nào, tỷ trọng chi tiêu cho quốc phòng cũng giảm đi, xuống dưới 10% kể từ thời chính quyền Kim Dae-jung.

Chi tiêu cho giáo dục tăng nhanh cho đến năm 1970, nhưng không có thay đổi đáng kể sau khi giảm xuống khoảng trên dưới 15% vào những năm 2000. Tuy nhiên, so với các lĩnh vực khác, tỷ trọng tài chính giáo dục trong tổng ngân sách vẫn tương đối lớn.

Mặt khác, nghiên cứu này chưa đề cập đến thời kỳ chính quyền Yoon Suk-yeol.

Báo cáo cho biết: "Nghiên cứu này tập trung vào việc mô tả một cách trung thực sự phân bổ thực tế các nguồn tài chính theo chức năng ở Hàn Quốc trong 70 năm qua. Để cố gắng dự đoán khả năng thay đổi trong phân bổ nguồn lực tài chính của đất nước do những thay đổi của hoàn cảnh trong tương lai, việc đưa ra lý thuyết thông qua nghiên cứu giải thích xác định nguyên nhân của các điều kiện trong quá khứ và hiện tại là cần thiết".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기