Chính quyền thành phố Seoul mới đây đã công bố kế hoạch bơm 250 tỷ won, tương đương khoảng 185 triệu USD, trong 5 năm tới để thu hút nhân tài và doanh nghiệp nước ngoài đến Seoul cũng như hỗ trợ định cư ổn định cho nhóm đối tượng này.
Ngày 20, tại cuộc họp tại Tòa thị chính, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon đã công bố kế hoạch tổng thể 5 năm về 'Chính sách cư trú của người nước ngoài' nhằm thúc đẩy việc sử dụng tối đa các ý tưởng, vốn và năng lực nguồn nhân lực của cư dân nước ngoài với mục tiêu đưa Seoul vào danh sách 5 thành phố hàng đầu toàn cầu.
Với số lượng người nước ngoài cư trú tại Seoul đạt 440.000 người (chiếm 4,7% tổng dân số Seoul), kế hoạch này nhằm tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế bằng cách định vị người nước ngoài cũng là những công dân bình đẳng với người dân thủ đô và là một yếu tố góp phần tăng khả năng cạnh tranh của thành phố.
Nội dung chính của kế hoạch tổng thể là ▲ thu hút nhân tài ưu tú và ▲ tạo ra một xã hội đa văn hóa hòa nhập.
Đầu tiên, chính quyền thành phố Seoul có kế hoạch thu hút 1.000 người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học tự nhiên và kỹ thuật thông qua các khoản tài trợ cho các trường đại học và học bổng, cũng như các công ty toàn cầu và kỳ lân công nghệ bằng cách điều hành các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, Seoul sẽ chọn 10 trường đại học trong các lĩnh vực tiên tiến và cung cấp hỗ trợ lên tới 1,5 tỷ won mỗi năm trong 3 năm, đồng thời tổ chức 'Hội chợ du học Seoul' tại địa phương hai lần một năm, bắt đầu tại Jakarta (Indonesia) vào tháng 7, đồng thời thành lập chương trình học bổng 'Học bổng Công nghệ Seoul' trị giá 20 triệu won mỗi năm cho mỗi sinh viên quốc tế xuất sắc.
Ngoài ra, đến năm 2030, 'Unicorn Startup Hub', một cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp sử dụng tiếng Anh phổ biến, sẽ được thành lập tại Seongsu-dong, Seoul và sẽ tìm cách thu hút hơn 100 công ty khởi nghiệp ở nước ngoài quan tâm đến việc thâm nhập Seoul và châu Á.
Chính quyền Seoul cũng cho biết có kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng cách lựa chọn và cung cấp nhanh chóng các loại giấy phép khác nhau cho 100 công ty mục tiêu có tác động lan tỏa lớn đến nền kinh tế trong lĩnh vực công nghệ, tài chính và công nghiệp. Bên cạnh đó, Seoul cũng sẽ hỗ trợ việc làm cho sinh viên nước ngoài tại các công ty khởi nghiệp và thực tập tại các công ty AI, đồng thời đặt mục tiêu cho đến năm 2028 sẽ hỗ trợ cho 200 nhóm khởi nghiệp kinh doanh với nhân sự là các sinh viên sở hữu bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ về khoa học hoặc kỹ thuật. Mục tiêu cho hoạt động này là tạo ra một môi trường nơi sinh viên quốc tế có thể ở lại và làm việc (tại Hàn Quốc) ngay cả sau khi hoàn thành việc học.
Thành phố Seoul cũng sẽ đưa ra các phương án đưa lao động nước ngoài vào tìm việc làm trong các ngành công nghiệp đang thiếu lao động chẳng hạn như điều dưỡng cho người già, chăm sóc trẻ em, dịch vụ ăn uống và chỗ ở; cũng như bồi dưỡng nhân sự người nước ngoài trong ngành công nghiệp K-beauty và thời trang.
Cụ thể, bắt đầu từ tháng 9, 'Dự án thí điểm người giúp việc ngoại quốc' sẽ bắt đầu được tiến hành với quy mô 100 người.
Thông qua Hệ thống Giấy phép Lao động (E-9), cơ quan chứng nhận của chính phủ sẽ tuyển dụng những người giúp việc người Philippines từ 24~38 tuổi và những người giúp việc ngoại quốc này sẽ bắt đầu làm việc tại các gia đình đã ký hợp đồng dịch vụ (với cơ quan chứng nhận của chính phủ).
Thành phố Seoul cũng cho biết đang theo đuổi kế hoạch giới thiệu nhân viên chăm sóc điều dưỡng người nước ngoài cho chính phủ, lĩnh vực được ước tính đang thiếu nhân lực khoảng 80.000 người.
Ngoài ra, thông qua Học viện Việc làm dành cho Thanh niên, đến năm 2028, 150 người sẽ được đào tạo nhân lực trong lĩnh vực phần mềm và 100 người sẽ được cung cấp việc làm theo thỏa thuận mới (new deal) hình thức tư nhân.
Bên cạnh đó, thành phố Seoul cũng hỗ trợ các chương trình việc làm và khởi nghiệp cho sinh viên quốc tế ngành thời trang và làm đẹp đang theo học tại các trường đại học và cao học trong nước thông qua 'Trung tâm Thời trang và Sắc đẹp Seoul' ở Dongdaemun để có thể đào tạo 1.000 chuyên gia vào năm 2028.
Không những thế, để tạo thêm các cơ hội hoạt động kinh tế cho người nước ngoài, chính quyền thành phố Seoul cũng vận hành các tổ chức tập trung vào việc làm và khởi nghiệp, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo nghề như phiên dịch viên và biên dịch viên cũng như giảng viên song ngữ cho những người nhập cư theo dạng kết hôn.
Đối với các dịch vụ liên quan đến thai phụ, sinh nở và trông giữ trẻ, thành phố Seoul cũng cam kết cung cấp cho tất cả mọi người không phân biệt đối xử giữa người Hàn Quốc và người nước ngoài, đồng thời hỗ trợ chi phí cho các hoạt động giáo dục cho trẻ em của các gia đình đa văn hóa.
Số lượng người đủ điều kiện tham gia 'dịch vụ chăm sóc tích hợp trước khi sinh và sau khi sinh' hỗ trợ phiên dịch y tế, kiểm tra sức khỏe, các lớp học về sinh nở và kiểm tra trầm cảm sẽ được tăng lên 3.000 người vào năm 2028 (tiêu chuẩn hiện nay là 1.500 người); đồng thời cung cấp 50% chi phí giữ trẻ cho các trung tâm giữ trẻ có trẻ em nước ngoài theo học (từ 3~5 tuổi).
Các trung tâm giữ trẻ nhận cả trẻ đa văn hóa cũng sẽ được mở rộng từ 120 cơ sở hiện tại lên 190 cơ sở vào năm 2028 và trẻ em từ các gia đình đa văn hóa cũng sẽ được kiểm tra phát triển miễn phí. Một chương trình hỗ trợ dành riêng cho từng giai đoạn phát triển cũng đã được thiết lập dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đa văn hóa gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống học đường.
'Trung tâm hỗ trợ cư dân nước ngoài Seoul thứ hai' sẽ được khai trương tại Seongdong-gu và rào cản ngôn ngữ sẽ được giảm bớt bằng cách cung cấp 2.000 thiết bị phiên dịch thời gian thực kết hợp công nghệ AI vào năm 2028.
Ngoài ra, thành phố Seoul còn giúp cư dân nước ngoài sống trong các hộ gia đình ổn định cuộc sống bằng cách triển khai 'Dịch vụ trợ giúp về độ tin cậy khi thuê nhà cho cư dân nước ngoài' và tăng số lượng 'Văn phòng môi giới toàn cầu cho người nước ngoài' cung cấp dịch vụ môi giới bằng ngoại ngữ từ 239 văn phòng hiện nay lên 414 văn phòng vào năm 2028.
Để tăng cường thực hiện quy hoạch tổng thể và thiết lập các chính sách đối ngoại và nhập cư một cách chiến lược, thành phố Seoul cho biết sẽ thành lập một tổ chức chuyên trách mới mang tên 'Giám đốc chính sách đô thị toàn cầu' vào tháng 7.
Thị trưởng Oh nhấn mạnh: "Khả năng cạnh tranh của thành phố đến từ sự năng động và sự năng động được mang lại bởi những tài năng sáng tạo có nền tảng văn hóa đa dạng. Dựa trên kế hoạch tổng thể này, chúng tôi sẽ chuẩn bị vững chắc cho một Seoul trong tương lai, nơi các tài năng toàn cầu tập hợp và phát triển cùng với cư dân nước ngoài".
Với số lượng người nước ngoài cư trú tại Seoul đạt 440.000 người (chiếm 4,7% tổng dân số Seoul), kế hoạch này nhằm tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế bằng cách định vị người nước ngoài cũng là những công dân bình đẳng với người dân thủ đô và là một yếu tố góp phần tăng khả năng cạnh tranh của thành phố.
Nội dung chính của kế hoạch tổng thể là ▲ thu hút nhân tài ưu tú và ▲ tạo ra một xã hội đa văn hóa hòa nhập.
Đầu tiên, chính quyền thành phố Seoul có kế hoạch thu hút 1.000 người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học tự nhiên và kỹ thuật thông qua các khoản tài trợ cho các trường đại học và học bổng, cũng như các công ty toàn cầu và kỳ lân công nghệ bằng cách điều hành các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, Seoul sẽ chọn 10 trường đại học trong các lĩnh vực tiên tiến và cung cấp hỗ trợ lên tới 1,5 tỷ won mỗi năm trong 3 năm, đồng thời tổ chức 'Hội chợ du học Seoul' tại địa phương hai lần một năm, bắt đầu tại Jakarta (Indonesia) vào tháng 7, đồng thời thành lập chương trình học bổng 'Học bổng Công nghệ Seoul' trị giá 20 triệu won mỗi năm cho mỗi sinh viên quốc tế xuất sắc.
Ngoài ra, đến năm 2030, 'Unicorn Startup Hub', một cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp sử dụng tiếng Anh phổ biến, sẽ được thành lập tại Seongsu-dong, Seoul và sẽ tìm cách thu hút hơn 100 công ty khởi nghiệp ở nước ngoài quan tâm đến việc thâm nhập Seoul và châu Á.
Chính quyền Seoul cũng cho biết có kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng cách lựa chọn và cung cấp nhanh chóng các loại giấy phép khác nhau cho 100 công ty mục tiêu có tác động lan tỏa lớn đến nền kinh tế trong lĩnh vực công nghệ, tài chính và công nghiệp. Bên cạnh đó, Seoul cũng sẽ hỗ trợ việc làm cho sinh viên nước ngoài tại các công ty khởi nghiệp và thực tập tại các công ty AI, đồng thời đặt mục tiêu cho đến năm 2028 sẽ hỗ trợ cho 200 nhóm khởi nghiệp kinh doanh với nhân sự là các sinh viên sở hữu bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ về khoa học hoặc kỹ thuật. Mục tiêu cho hoạt động này là tạo ra một môi trường nơi sinh viên quốc tế có thể ở lại và làm việc (tại Hàn Quốc) ngay cả sau khi hoàn thành việc học.
Thành phố Seoul cũng sẽ đưa ra các phương án đưa lao động nước ngoài vào tìm việc làm trong các ngành công nghiệp đang thiếu lao động chẳng hạn như điều dưỡng cho người già, chăm sóc trẻ em, dịch vụ ăn uống và chỗ ở; cũng như bồi dưỡng nhân sự người nước ngoài trong ngành công nghiệp K-beauty và thời trang.
Cụ thể, bắt đầu từ tháng 9, 'Dự án thí điểm người giúp việc ngoại quốc' sẽ bắt đầu được tiến hành với quy mô 100 người.
Thông qua Hệ thống Giấy phép Lao động (E-9), cơ quan chứng nhận của chính phủ sẽ tuyển dụng những người giúp việc người Philippines từ 24~38 tuổi và những người giúp việc ngoại quốc này sẽ bắt đầu làm việc tại các gia đình đã ký hợp đồng dịch vụ (với cơ quan chứng nhận của chính phủ).
Thành phố Seoul cũng cho biết đang theo đuổi kế hoạch giới thiệu nhân viên chăm sóc điều dưỡng người nước ngoài cho chính phủ, lĩnh vực được ước tính đang thiếu nhân lực khoảng 80.000 người.
Ngoài ra, thông qua Học viện Việc làm dành cho Thanh niên, đến năm 2028, 150 người sẽ được đào tạo nhân lực trong lĩnh vực phần mềm và 100 người sẽ được cung cấp việc làm theo thỏa thuận mới (new deal) hình thức tư nhân.
Bên cạnh đó, thành phố Seoul cũng hỗ trợ các chương trình việc làm và khởi nghiệp cho sinh viên quốc tế ngành thời trang và làm đẹp đang theo học tại các trường đại học và cao học trong nước thông qua 'Trung tâm Thời trang và Sắc đẹp Seoul' ở Dongdaemun để có thể đào tạo 1.000 chuyên gia vào năm 2028.
Không những thế, để tạo thêm các cơ hội hoạt động kinh tế cho người nước ngoài, chính quyền thành phố Seoul cũng vận hành các tổ chức tập trung vào việc làm và khởi nghiệp, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo nghề như phiên dịch viên và biên dịch viên cũng như giảng viên song ngữ cho những người nhập cư theo dạng kết hôn.
Đối với các dịch vụ liên quan đến thai phụ, sinh nở và trông giữ trẻ, thành phố Seoul cũng cam kết cung cấp cho tất cả mọi người không phân biệt đối xử giữa người Hàn Quốc và người nước ngoài, đồng thời hỗ trợ chi phí cho các hoạt động giáo dục cho trẻ em của các gia đình đa văn hóa.
Số lượng người đủ điều kiện tham gia 'dịch vụ chăm sóc tích hợp trước khi sinh và sau khi sinh' hỗ trợ phiên dịch y tế, kiểm tra sức khỏe, các lớp học về sinh nở và kiểm tra trầm cảm sẽ được tăng lên 3.000 người vào năm 2028 (tiêu chuẩn hiện nay là 1.500 người); đồng thời cung cấp 50% chi phí giữ trẻ cho các trung tâm giữ trẻ có trẻ em nước ngoài theo học (từ 3~5 tuổi).
Các trung tâm giữ trẻ nhận cả trẻ đa văn hóa cũng sẽ được mở rộng từ 120 cơ sở hiện tại lên 190 cơ sở vào năm 2028 và trẻ em từ các gia đình đa văn hóa cũng sẽ được kiểm tra phát triển miễn phí. Một chương trình hỗ trợ dành riêng cho từng giai đoạn phát triển cũng đã được thiết lập dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đa văn hóa gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống học đường.
'Trung tâm hỗ trợ cư dân nước ngoài Seoul thứ hai' sẽ được khai trương tại Seongdong-gu và rào cản ngôn ngữ sẽ được giảm bớt bằng cách cung cấp 2.000 thiết bị phiên dịch thời gian thực kết hợp công nghệ AI vào năm 2028.
Ngoài ra, thành phố Seoul còn giúp cư dân nước ngoài sống trong các hộ gia đình ổn định cuộc sống bằng cách triển khai 'Dịch vụ trợ giúp về độ tin cậy khi thuê nhà cho cư dân nước ngoài' và tăng số lượng 'Văn phòng môi giới toàn cầu cho người nước ngoài' cung cấp dịch vụ môi giới bằng ngoại ngữ từ 239 văn phòng hiện nay lên 414 văn phòng vào năm 2028.
Để tăng cường thực hiện quy hoạch tổng thể và thiết lập các chính sách đối ngoại và nhập cư một cách chiến lược, thành phố Seoul cho biết sẽ thành lập một tổ chức chuyên trách mới mang tên 'Giám đốc chính sách đô thị toàn cầu' vào tháng 7.
Thị trưởng Oh nhấn mạnh: "Khả năng cạnh tranh của thành phố đến từ sự năng động và sự năng động được mang lại bởi những tài năng sáng tạo có nền tảng văn hóa đa dạng. Dựa trên kế hoạch tổng thể này, chúng tôi sẽ chuẩn bị vững chắc cho một Seoul trong tương lai, nơi các tài năng toàn cầu tập hợp và phát triển cùng với cư dân nước ngoài".