Doanh nhân của cả Hàn Quốc và Việt Nam đều đồng tình lựa chọn công nghệ thông tin (CNTT) và chip bán dẫn là lĩnh vực hứa hẹn số 1 cho hợp tác kinh tế giữa 2 nước. Bên cạnh đó, lãnh đạo của các doanh nghiệp Hàn Quốc đặt kỳ vọng lớn nhất vào việc "giảm chi phí sản xuất", trong khi doanh nhân Việt Nam lại mong chờ nhất ở "phát triển công nghệ".
Ngày 1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đã công bố kết quả khảo sát về nhận thức của các doanh nhân đối với hợp tác kinh tế Hàn Quốc-Việt Nam. Cuộc khảo sát này được thực hiện nhằm mục đích thu thập ý kiến về những tác động dự kiến và kế hoạch hợp tác kinh tế trong tương lai giữa hai nước.
Khảo sát được thực hiện trực tiếp tại chỗ bằng cách phân phát bảng câu hỏi được chuẩn bị bằng cả tiếng Hàn và tiếng Việt cho các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp hai nước tham dự ‘Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc’ được tổ chức vào ngày 1/7 vừa qua nhân chuyến thăm chính thức đến Hàn Quốc của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.
Khi được hỏi về "Lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất cho hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai", doanh nhân 2 nước đều chọn "CNTT/chip bán dẫn (Hàn Quốc 34,6%, Việt Nam 39,8%)" là ưu tiên hàng đầu. Lĩnh vực tiềm năng thứ hai, doanh nghiệp Hàn Quốc chọn "năng lượng xanh (22,3%)" trong khi doanh nghiệp Việt Nam chọn "tài chính và fintech (20,4%)".
Khi được hỏi “Lĩnh vực nào mang lại giá trị kinh tế lớn nhất trong hợp tác kinh tế Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay”, doanh nhân 2 nước xếp "điện và điện tử (Hàn Quốc 45,5%, Việt Nam 42,6%)" là lĩnh vực hàng đầu.
Các công ty Hàn Quốc sau đó lựa chọn "phân phối và hậu cần (11,6%)", "quần áo và dệt may (11,1%)", "ô tô, thép và kim loại (10,6%)". Còn lựa chọn của các công ty Việt Nam lần lượt là "nhà máy và máy móc (17,6%)", "quần áo và dệt may (16,2%)".
Nhiều công ty Hàn Quốc cho rằng việc "mở rộng đầu tư và thương mại (42,3%)" và "sự ổn định của chuỗi cung ứng (29,1%)" là những tác động tích cực của hợp tác kinh tế giữa hai nước đối với nền kinh tế quốc gia. Trong khi đó, các công ty Việt Nam trả lời rằng "mở rộng việc làm (41,2%)" và "thúc đẩy cơ cấu công nghiệp (27,9%)" là những tác động tích cực nhất.
Khi được hỏi về tác động tích cực của hợp tác kinh tế đối với các công ty, các công ty Hàn Quốc trả lời theo thứ tự lần lượt là "giảm chi phí sản xuất (39,7%)", "ổn định chuỗi cung ứng (25,9%)", "giúp tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh mới và mở rộng thị trường (21,2%)". Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam xếp "phát triển công nghệ (35,3%)" là lợi ích lớn nhất mà công ty nhận được khi hợp tác kinh tế Việt-Hàn ngày càng được thúc đẩy.
KCCI giải thích: "Các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhằm giảm chi phí và ổn định chuỗi cung ứng, đồng thời kỳ vọng hơn nữa sẽ mở rộng đầu tư, thương mại ở cấp quốc gia và ổn định chuỗi cung ứng. Ngược lại, các công ty Việt Nam hy vọng nâng cao cơ cấu công nghiệp của mình bằng cách cải thiện năng lực công nghệ và khám phá các hoạt động kinh doanh mới thông qua hợp tác với các công ty Hàn Quốc".
Khi được hỏi "Chính phủ nên tập trung vào những lĩnh vực nào để mở rộng hợp tác kinh tế", doanh nghiệp Hàn Quốc đề đạt mong muốn Chính phủ Việt Nam "mở rộng ưu đãi đầu tư (39,2%)" và "nới lỏng các quy định gây cản trở doanh nghiệp (32,8%)". Câu trả lời này dường như đã phản ánh mối lo ngại của các công ty Hàn Quốc gần đây trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu cũng như áp thuế giá trị gia tăng đối với các công ty đầu tư nước ngoài.
Với cùng câu hỏi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phản hồi rằng mong Chính phủ Hàn Quốc "mở rộng cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh (44,1%)" và "mở rộng ưu đãi đầu tư (22,1%)".
Park Il-jun, Phó chủ tịch của KCCI, cho biết: "Qua cuộc khảo sát này, chúng tôi có thể khẳng định kỳ vọng của các doanh nhân hai nước về sức mạnh tổng hợp tích cực từ hợp tác kinh tế và xem xét các lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn. Dựa trên kết quả cụ thể hơn của những khảo sát trong tương lai, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc có kế hoạch kết nối với văn phòng Việt Nam và Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc-Việt Nam để tìm ra các dự án cụ thể nhằm mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước".
Khảo sát được thực hiện trực tiếp tại chỗ bằng cách phân phát bảng câu hỏi được chuẩn bị bằng cả tiếng Hàn và tiếng Việt cho các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp hai nước tham dự ‘Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc’ được tổ chức vào ngày 1/7 vừa qua nhân chuyến thăm chính thức đến Hàn Quốc của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.
Khi được hỏi về "Lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất cho hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai", doanh nhân 2 nước đều chọn "CNTT/chip bán dẫn (Hàn Quốc 34,6%, Việt Nam 39,8%)" là ưu tiên hàng đầu. Lĩnh vực tiềm năng thứ hai, doanh nghiệp Hàn Quốc chọn "năng lượng xanh (22,3%)" trong khi doanh nghiệp Việt Nam chọn "tài chính và fintech (20,4%)".
Khi được hỏi “Lĩnh vực nào mang lại giá trị kinh tế lớn nhất trong hợp tác kinh tế Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay”, doanh nhân 2 nước xếp "điện và điện tử (Hàn Quốc 45,5%, Việt Nam 42,6%)" là lĩnh vực hàng đầu.
Các công ty Hàn Quốc sau đó lựa chọn "phân phối và hậu cần (11,6%)", "quần áo và dệt may (11,1%)", "ô tô, thép và kim loại (10,6%)". Còn lựa chọn của các công ty Việt Nam lần lượt là "nhà máy và máy móc (17,6%)", "quần áo và dệt may (16,2%)".
Nhiều công ty Hàn Quốc cho rằng việc "mở rộng đầu tư và thương mại (42,3%)" và "sự ổn định của chuỗi cung ứng (29,1%)" là những tác động tích cực của hợp tác kinh tế giữa hai nước đối với nền kinh tế quốc gia. Trong khi đó, các công ty Việt Nam trả lời rằng "mở rộng việc làm (41,2%)" và "thúc đẩy cơ cấu công nghiệp (27,9%)" là những tác động tích cực nhất.
Khi được hỏi về tác động tích cực của hợp tác kinh tế đối với các công ty, các công ty Hàn Quốc trả lời theo thứ tự lần lượt là "giảm chi phí sản xuất (39,7%)", "ổn định chuỗi cung ứng (25,9%)", "giúp tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh mới và mở rộng thị trường (21,2%)". Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam xếp "phát triển công nghệ (35,3%)" là lợi ích lớn nhất mà công ty nhận được khi hợp tác kinh tế Việt-Hàn ngày càng được thúc đẩy.
KCCI giải thích: "Các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhằm giảm chi phí và ổn định chuỗi cung ứng, đồng thời kỳ vọng hơn nữa sẽ mở rộng đầu tư, thương mại ở cấp quốc gia và ổn định chuỗi cung ứng. Ngược lại, các công ty Việt Nam hy vọng nâng cao cơ cấu công nghiệp của mình bằng cách cải thiện năng lực công nghệ và khám phá các hoạt động kinh doanh mới thông qua hợp tác với các công ty Hàn Quốc".
Khi được hỏi "Chính phủ nên tập trung vào những lĩnh vực nào để mở rộng hợp tác kinh tế", doanh nghiệp Hàn Quốc đề đạt mong muốn Chính phủ Việt Nam "mở rộng ưu đãi đầu tư (39,2%)" và "nới lỏng các quy định gây cản trở doanh nghiệp (32,8%)". Câu trả lời này dường như đã phản ánh mối lo ngại của các công ty Hàn Quốc gần đây trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu cũng như áp thuế giá trị gia tăng đối với các công ty đầu tư nước ngoài.
Với cùng câu hỏi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phản hồi rằng mong Chính phủ Hàn Quốc "mở rộng cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh (44,1%)" và "mở rộng ưu đãi đầu tư (22,1%)".
Park Il-jun, Phó chủ tịch của KCCI, cho biết: "Qua cuộc khảo sát này, chúng tôi có thể khẳng định kỳ vọng của các doanh nhân hai nước về sức mạnh tổng hợp tích cực từ hợp tác kinh tế và xem xét các lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn. Dựa trên kết quả cụ thể hơn của những khảo sát trong tương lai, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc có kế hoạch kết nối với văn phòng Việt Nam và Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc-Việt Nam để tìm ra các dự án cụ thể nhằm mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước".