Sự áp đảo trong thị trường nền tảng công nghệ thông tin (IT) Hàn Quốc của các ông lớn nước ngoài đang ngày càng mạnh mẽ hơn.
Phân tích cho thấy các ứng dụng nước ngoài như YouTube đang chiếm lĩnh ‘thời gian’ của người dùng Hàn Quốc một cách áp đảo và sức ảnh hưởng của chúng ngày càng lớn. Đặc biệt, sự tập trung của người dùng tuổi teen, nhóm người tiêu dùng cốt lõi trong tương lai, trên các nền tảng nước ngoài dường như ngày càng tăng.
Theo dữ liệu của IGA Works Mobile Index, YouTube đứng đầu và thống trị bảng xếp hạng về thời gian sử dụng ứng dụng tổng thể trên điện thoại thông minh tại Hàn Quốc trong tuần thứ hai của tháng 8 (ngày 12~18/8). Cụ thể, tổng thời gian sử dụng YouTube trong tuần thứ 2 của tháng 8/2024 là 456,91 triệu giờ, gấp gần 4 lần so với KakaoTalk (116,54 triệu giờ), đứng thứ hai.
So với tuần đầu tiên của tháng 8 (từ ngày 5~11/8), thời gian sử dụng YouTube đã tăng khoảng 3,82 triệu giờ, trong khi thời gian sử dụng KakaoTalk giảm 3,34 triệu giờ, khiến khoảng cách ngày càng bị nới rộng.
Trong cùng thời gian, thời gian sử dụng của Naver App, ứng dụng đứng ở vị trí thứ ba, giảm từ 83,2 triệu giờ xuống còn 80,98 triệu giờ.
Trong số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tức số người sử dụng dịch vụ ít nhất mỗi tháng một lần, YouTube xếp hạng đầu tiên trong 8 tháng liên tục kể từ tháng 12/2023.
Tính đến tháng 7/2024, MAU của YouTube là 45.808.803 người, đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba là KakaoTalk (45.040,79) và Naver (43.087.420).
Google Chrome và Google Portal App cũng nằm trong top 5, cho thấy sự hiện diện của Google ngày càng lớn. Tháng trước, MAU của Google Chrome là 36.766.463 và Google Portal là 34.309.901.
Điểm cần chú ý đó là phong cách sử dụng ứng dụng di động của người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Theo kết quả phân tích thời gian sử dụng trong tuần thứ 2 tháng 8 của người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên (0-19 tuổi) Hàn Quốc, các ứng dụng nằm trong top 3 lần lượt là YouTube, Instagram và Google Chrome; tất cả đều là ứng dụng của công ty nước ngoài.
Khi thu hẹp phạm vi sang các dịch vụ mạng xã hội (bao gồm cả ứng dụng nhắn tin), xu hướng sử dụng ứng dụng nước ngoài của thanh thiếu niên càng trở nên rõ ràng hơn.
Trong cùng thời gian, tổng thời gian sử dụng Instagram (số 1 ở hạng mục SNS) của người dùng thanh thiếu niên là 22,8 triệu giờ, cao hơn gấp đôi so với KakaoTalk (10,74 triệu giờ), xếp thứ ba.
Trên thực tế, nhiều ý kiến chỉ ra rằng thanh thiếu niên ngày nay đang tích cực sử dụng 'Tin nhắn trực tiếp (DM)', chức năng gửi tin nhắn trong Instagram, thay vì KakaoTalk.
Lee, một học sinh cấp hai, cho biết: "Khi tìm thấy một video thú vị, việc chia sẻ nó ngay lập tức sẽ dễ dàng hơn nhiều, vì vậy tôi chủ yếu giao tiếp với bạn bè qua Instagram".
Một số người trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang dấy lên lo ngại rằng người dùng trẻ tuổi có thể tiếp xúc với nội dung SNS kích thức quá mức khi các ứng dụng nước ngoài ngày càng chiếm nhiều thời gian của thanh thiếu niên.
Đối với các nền tảng nước ngoài, cũng có một vấn đề là không dễ phản hồi những nội dung có hại cho giới trẻ, tin tức giả mạo, v.v. Điều này là do việc cân nhắc về nội dung có vấn đề được tiến hành tại trụ sở chính ở nước ngoài chứ không phải tại chi nhánh Hàn Quốc và vì có quá nhiều nội dung có hại trên khắp thế giới nên cần có thời gian để phản hồi. Cũng có lo ngại rằng nếu phải mất thời gian dài để chặn những nội dung có hại cho giới trẻ thì thiệt hại chắc chắn sẽ tăng lên, cho đến khi có biện pháp phòng tránh.
Theo dữ liệu của IGA Works Mobile Index, YouTube đứng đầu và thống trị bảng xếp hạng về thời gian sử dụng ứng dụng tổng thể trên điện thoại thông minh tại Hàn Quốc trong tuần thứ hai của tháng 8 (ngày 12~18/8). Cụ thể, tổng thời gian sử dụng YouTube trong tuần thứ 2 của tháng 8/2024 là 456,91 triệu giờ, gấp gần 4 lần so với KakaoTalk (116,54 triệu giờ), đứng thứ hai.
So với tuần đầu tiên của tháng 8 (từ ngày 5~11/8), thời gian sử dụng YouTube đã tăng khoảng 3,82 triệu giờ, trong khi thời gian sử dụng KakaoTalk giảm 3,34 triệu giờ, khiến khoảng cách ngày càng bị nới rộng.
Trong cùng thời gian, thời gian sử dụng của Naver App, ứng dụng đứng ở vị trí thứ ba, giảm từ 83,2 triệu giờ xuống còn 80,98 triệu giờ.
Trong số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tức số người sử dụng dịch vụ ít nhất mỗi tháng một lần, YouTube xếp hạng đầu tiên trong 8 tháng liên tục kể từ tháng 12/2023.
Tính đến tháng 7/2024, MAU của YouTube là 45.808.803 người, đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba là KakaoTalk (45.040,79) và Naver (43.087.420).
Google Chrome và Google Portal App cũng nằm trong top 5, cho thấy sự hiện diện của Google ngày càng lớn. Tháng trước, MAU của Google Chrome là 36.766.463 và Google Portal là 34.309.901.
Điểm cần chú ý đó là phong cách sử dụng ứng dụng di động của người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Theo kết quả phân tích thời gian sử dụng trong tuần thứ 2 tháng 8 của người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên (0-19 tuổi) Hàn Quốc, các ứng dụng nằm trong top 3 lần lượt là YouTube, Instagram và Google Chrome; tất cả đều là ứng dụng của công ty nước ngoài.
Khi thu hẹp phạm vi sang các dịch vụ mạng xã hội (bao gồm cả ứng dụng nhắn tin), xu hướng sử dụng ứng dụng nước ngoài của thanh thiếu niên càng trở nên rõ ràng hơn.
Trong cùng thời gian, tổng thời gian sử dụng Instagram (số 1 ở hạng mục SNS) của người dùng thanh thiếu niên là 22,8 triệu giờ, cao hơn gấp đôi so với KakaoTalk (10,74 triệu giờ), xếp thứ ba.
Trên thực tế, nhiều ý kiến chỉ ra rằng thanh thiếu niên ngày nay đang tích cực sử dụng 'Tin nhắn trực tiếp (DM)', chức năng gửi tin nhắn trong Instagram, thay vì KakaoTalk.
Lee, một học sinh cấp hai, cho biết: "Khi tìm thấy một video thú vị, việc chia sẻ nó ngay lập tức sẽ dễ dàng hơn nhiều, vì vậy tôi chủ yếu giao tiếp với bạn bè qua Instagram".
Một số người trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang dấy lên lo ngại rằng người dùng trẻ tuổi có thể tiếp xúc với nội dung SNS kích thức quá mức khi các ứng dụng nước ngoài ngày càng chiếm nhiều thời gian của thanh thiếu niên.
Đối với các nền tảng nước ngoài, cũng có một vấn đề là không dễ phản hồi những nội dung có hại cho giới trẻ, tin tức giả mạo, v.v. Điều này là do việc cân nhắc về nội dung có vấn đề được tiến hành tại trụ sở chính ở nước ngoài chứ không phải tại chi nhánh Hàn Quốc và vì có quá nhiều nội dung có hại trên khắp thế giới nên cần có thời gian để phản hồi. Cũng có lo ngại rằng nếu phải mất thời gian dài để chặn những nội dung có hại cho giới trẻ thì thiệt hại chắc chắn sẽ tăng lên, cho đến khi có biện pháp phòng tránh.