Tính đến cuối quý I/2024, tỷ lệ nợ chính phủ (nợ công) trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc đã chạm đến mức cao kỷ lục hơn 45%.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào ngày 20, đòn bẩy vĩ mô của khu vực chính phủ Hàn Quốc được tính toán là 45,4% tính đến cuối tháng 3.
Đòn bẩy vĩ mô theo BIS thể hiện mức nợ quốc gia dựa trên tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), không bao gồm các tổ chức công phi lợi nhuận và các tập đoàn đại chúng phi tài chính.
Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP theo tiêu chuẩn này lần đầu vượt ngưỡng 40%, đạt 40,3% vào cuối quý I/2020 và tiếp tục có xu hướng tăng.
Con số này ghi nhận ở mức 41,2% vào cuối quý III/2022, nhưng tăng trở lại lên 41,5% vào cuối quý IV cùng năm, sau đó dao động lên 44,1% vào cuối quý I/2023, 44,2% vào cuối quý II, 43,1% vào cuối quý III và 44,0% vào cuối quý IV.
Cuối quý I/2024 là lần đầu tiên tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP vượt mức 45% và là mức cao nhất kể từ cuối quý IV/1990, khi BIS cung cấp số liệu thống kê liên quan.
BIS ước tính quy mô nợ công của Hàn Quốc vào cuối quý I là 1.119.259,7 tỷ won (khoảng 823,403 tỷ USD). Kể cả tính theo đồng won hay đô la, đây vẫn là khoản tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ hộ gia đình và doanh nghiệp trên GDP lại cùng giảm.
Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP đã giảm từ 93,6% vào cuối quý IV/2023 xuống còn 92,0% vào cuối quý I năm nay. Trong cùng thời gian tỷ lệ nợ doanh nghiệp cũng giảm từ 113,0% xuống 112,2%.
Theo đó, tỷ lệ tín dụng tư nhân (nợ hộ gia đình + nợ doanh nghiệp) trên GDP cũng giảm từ 206,5% xuống 204,2%.
Trong trường hợp tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP, thứ hạng quốc tế của Hàn Quốc đã giảm một bậc từ thứ 4 xuống thứ 5 do sự thay đổi của năm cơ sở (2015 → 2020) được phản ánh.
Tính đến cuối quý I, Hàn Quốc đứng thứ 5 sau Thụy Sĩ (127,7%), Úc (110,3%), Canada (101,4%) và Hà Lan (94,9%).
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trước đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro nợ chính phủ.
Trong báo cáo ổn định tài chính vào tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đánh giá: "Kể từ khi cán cân tài chính hợp nhất chuyển sang thâm hụt vào năm 2019, thâm hụt vẫn tiếp tục gia tăng do chi tiêu tất yếu của chính phủ nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 tăng. Ở những nước có mức độ phụ thuộc bên ngoài cao như các nước không có đồng tiền dự trữ, nếu nợ quốc gia tăng nhanh thì cần chú ý đến khả năng dòng vốn chảy ra ngoài và sự bất ổn trên thị trường tài chính, ngoại hối do bị hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia".
Một quan chức của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giải thích: "Có những phần chi tiêu của chính phủ rất khó giảm bớt hoặc kiểm soát, chẳng hạn như chi tiêu phúc lợi ngày càng tăng do dân số ngày càng già đi".
Trên thực tế, tỷ trọng chi bắt buộc (53,3%), quy mô chi được xác định theo luật năm ngoái, đã vượt quá tỷ trọng chi tùy ý (46,7%).
Đòn bẩy vĩ mô theo BIS thể hiện mức nợ quốc gia dựa trên tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), không bao gồm các tổ chức công phi lợi nhuận và các tập đoàn đại chúng phi tài chính.
Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP theo tiêu chuẩn này lần đầu vượt ngưỡng 40%, đạt 40,3% vào cuối quý I/2020 và tiếp tục có xu hướng tăng.
Con số này ghi nhận ở mức 41,2% vào cuối quý III/2022, nhưng tăng trở lại lên 41,5% vào cuối quý IV cùng năm, sau đó dao động lên 44,1% vào cuối quý I/2023, 44,2% vào cuối quý II, 43,1% vào cuối quý III và 44,0% vào cuối quý IV.
Cuối quý I/2024 là lần đầu tiên tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP vượt mức 45% và là mức cao nhất kể từ cuối quý IV/1990, khi BIS cung cấp số liệu thống kê liên quan.
BIS ước tính quy mô nợ công của Hàn Quốc vào cuối quý I là 1.119.259,7 tỷ won (khoảng 823,403 tỷ USD). Kể cả tính theo đồng won hay đô la, đây vẫn là khoản tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ hộ gia đình và doanh nghiệp trên GDP lại cùng giảm.
Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP đã giảm từ 93,6% vào cuối quý IV/2023 xuống còn 92,0% vào cuối quý I năm nay. Trong cùng thời gian tỷ lệ nợ doanh nghiệp cũng giảm từ 113,0% xuống 112,2%.
Theo đó, tỷ lệ tín dụng tư nhân (nợ hộ gia đình + nợ doanh nghiệp) trên GDP cũng giảm từ 206,5% xuống 204,2%.
Trong trường hợp tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP, thứ hạng quốc tế của Hàn Quốc đã giảm một bậc từ thứ 4 xuống thứ 5 do sự thay đổi của năm cơ sở (2015 → 2020) được phản ánh.
Tính đến cuối quý I, Hàn Quốc đứng thứ 5 sau Thụy Sĩ (127,7%), Úc (110,3%), Canada (101,4%) và Hà Lan (94,9%).
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trước đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro nợ chính phủ.
Trong báo cáo ổn định tài chính vào tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đánh giá: "Kể từ khi cán cân tài chính hợp nhất chuyển sang thâm hụt vào năm 2019, thâm hụt vẫn tiếp tục gia tăng do chi tiêu tất yếu của chính phủ nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 tăng. Ở những nước có mức độ phụ thuộc bên ngoài cao như các nước không có đồng tiền dự trữ, nếu nợ quốc gia tăng nhanh thì cần chú ý đến khả năng dòng vốn chảy ra ngoài và sự bất ổn trên thị trường tài chính, ngoại hối do bị hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia".
Một quan chức của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giải thích: "Có những phần chi tiêu của chính phủ rất khó giảm bớt hoặc kiểm soát, chẳng hạn như chi tiêu phúc lợi ngày càng tăng do dân số ngày càng già đi".
Trên thực tế, tỷ trọng chi bắt buộc (53,3%), quy mô chi được xác định theo luật năm ngoái, đã vượt quá tỷ trọng chi tùy ý (46,7%).