Gần 1.400 DN phá sản trong 10 tháng đầu năm 2024
Với tình hình nền kinh tế suy thoái kéo dài, nhiều doanh nghiệp tại Hàn Quốc đã buộc phải đăng ký phá sản. Đáng chú ý đã có gần 1.400 doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm nay, ghi nhận mức cao kỷ lục.
Theo dữ liệu của tòa án ngày 20, số vụ phá sản doanh nghiệp được xử lý tính đến tháng 10/2024 là 1.380, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái (1.081 vụ). Con số này đã cao hơn so mức kỷ lục trước đó là năm 2023, với số vụ phá sản của cả năm là 1.302 vụ.
Một quan chức tại Tòa án Phá sản (Bankruptcy Court) Seoul cho biết: "Số vụ phá sản doanh nghiệp được nộp mỗi tuần đã tăng 1,5 đến 2 lần so với hai, ba năm trước".
Theo kết quả phân tích về các công ty tuyên bố phá sản từ tháng 6 đến tháng 10 năm nay ngành bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,6%, tiếp theo là công nghiệp sản xuất (22,2%), công nghiệp thông tin và truyền thông (11,5%) và công nghiệp xây dựng (9,5%). Với các yếu tố tiêu cực như lãi suất cao, lạm phát cao, tăng trưởng thấp và xung đột Mỹ-Trung tiếp diễn, các công ty Hàn Quốc nội địa và các công ty xuất khẩu cỡ vừa đã bị ảnh hưởng đặc biệt.
Giám đốc điều hành của một công ty cỡ vừa về thiết bị bán dẫn cho biết: "Tình hình đang vô cùng khó khăn khi nhu cầu về chip bán dẫn thông dụng và cũ vẫn còn yếu mà xuất khẩu sang Trung Quốc cũng không mấy khả quan".
Ngay cả các tập đoàn lớn cũng không tránh khỏi quyết định đóng cửa nhà máy hoặc tiến hành tái cơ cấu chuyên sâu.
Gần đây, POSCO đã đóng cửa nhà máy sản xuất dây thép số 1 của Nhà máy thép Pohang sau 45 năm hoạt động.
Tập đoàn SK cũng bắt đầu tái tổ chức trong năm nay, bao gồm cả việc bán bớt các mảng kinh doanh không hiệu quả.
Ryu Deok-hyun, giáo sư kinh tế tại Đại học Chung-Ang, cho biết: "Các công ty tồn tại nhờ sự hỗ trợ tài chính của chính phủ kể từ thời kỳ COVID-19 đã đạt đến giới hạn của mình. Chính phủ hiện đang lạc quan về nền kinh tế dẫn đến việc không mấy tích cực trong hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy ngay từ bây giờ, chúng ta phải thực hiện các bước tích cực để kích thích nhu cầu trong nước".
Mặt kahcs, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay xuống 2,2% và năm tới xuống 2,0%, giảm lần lượt 0,3 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó và khuyến cáo rằng "(Hàn Quốc) cần có các chính sách kinh tế mạnh mẽ".
Một quan chức tại Tòa án Phá sản (Bankruptcy Court) Seoul cho biết: "Số vụ phá sản doanh nghiệp được nộp mỗi tuần đã tăng 1,5 đến 2 lần so với hai, ba năm trước".
Theo kết quả phân tích về các công ty tuyên bố phá sản từ tháng 6 đến tháng 10 năm nay ngành bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,6%, tiếp theo là công nghiệp sản xuất (22,2%), công nghiệp thông tin và truyền thông (11,5%) và công nghiệp xây dựng (9,5%). Với các yếu tố tiêu cực như lãi suất cao, lạm phát cao, tăng trưởng thấp và xung đột Mỹ-Trung tiếp diễn, các công ty Hàn Quốc nội địa và các công ty xuất khẩu cỡ vừa đã bị ảnh hưởng đặc biệt.
Giám đốc điều hành của một công ty cỡ vừa về thiết bị bán dẫn cho biết: "Tình hình đang vô cùng khó khăn khi nhu cầu về chip bán dẫn thông dụng và cũ vẫn còn yếu mà xuất khẩu sang Trung Quốc cũng không mấy khả quan".
Ngay cả các tập đoàn lớn cũng không tránh khỏi quyết định đóng cửa nhà máy hoặc tiến hành tái cơ cấu chuyên sâu.
Gần đây, POSCO đã đóng cửa nhà máy sản xuất dây thép số 1 của Nhà máy thép Pohang sau 45 năm hoạt động.
Tập đoàn SK cũng bắt đầu tái tổ chức trong năm nay, bao gồm cả việc bán bớt các mảng kinh doanh không hiệu quả.
Ryu Deok-hyun, giáo sư kinh tế tại Đại học Chung-Ang, cho biết: "Các công ty tồn tại nhờ sự hỗ trợ tài chính của chính phủ kể từ thời kỳ COVID-19 đã đạt đến giới hạn của mình. Chính phủ hiện đang lạc quan về nền kinh tế dẫn đến việc không mấy tích cực trong hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy ngay từ bây giờ, chúng ta phải thực hiện các bước tích cực để kích thích nhu cầu trong nước".
Mặt kahcs, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay xuống 2,2% và năm tới xuống 2,0%, giảm lần lượt 0,3 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó và khuyến cáo rằng "(Hàn Quốc) cần có các chính sách kinh tế mạnh mẽ".