Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế quan khổng lồ lên tới 46% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, các công ty Hàn Quốc có đặt nhà máy tại Việt Nam cũng đang phải vật lộn để đưa ra các biện pháp đối phó trước cú sốc đáng kể này.
Mức thuế quan 46% đối với Việt Nam do Nhà Trắng công bố là mức thuế cao thứ 6 trong danh sách 180 quốc gia bị Mỹ áp thuế.
Mức thuế quan 46% đối với Việt Nam do Nhà Trắng công bố là mức thuế cao thứ 6 trong danh sách 180 quốc gia bị Mỹ áp thuế.

Nhà máy điện tử Samsung tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. [Ảnh=Yonhap News]
Yonhap News đưa tin, theo ước tính của China Securities, mức thuế quan thực tế mà Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trước khi Tổng thống Trump nhậm chức là 8~10%, và nếu cộng thêm mức thuế quan đối ứng 54% thì mức thuế quan thực tế áp dụng đối với các sản phẩm của Trung Quốc sẽ tăng lên 64%.
Ông Ko Tae-yeon, chủ tịch Heesung Electronics Việt Nam kiêm chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), đơn vị đại diện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và do người Hàn Quốc sở hữu tại miền Bắc Việt Nam, trả lời hãng tin Yonhap News ngày 3/4 (theo giờ địa phương), "Các doanh nghiệp Hàn Quốc (tại Việt Nam) nói chung hiện đang rất hoang mang. Tuy nhiên tôi muốn nói với các công ty rằng đừng quá sốc và hãy tiếp tục trao đổi với nhau để tìm ra giải pháp".
Các công ty Hàn Quốc vốn đang tích cực đầu tư vào Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tính đến năm 2024, tổng vốn đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam lên tới khoảng 85,9 tỷ đô la và Hàn Quốc vẫn duy trì vị thế là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam.
Trong đó, Samsung Electronics là công ty FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 23,2 tỷ đô la (tương đương khoảng 34 nghìn tỷ won, bao gồm cả các khoản đầu tư vào các công ty con tong lĩnh vực điện tử).
Năm 2024, giá trị các sản phẩm như điện thoại thông minh và đồ gia dụng do Samsung Electronics sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác đạt 54,4 tỷ đô la, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi chính phủ Hàn Quốc gần đây gặp khó khăn trong việc giao tiếp với chính quyền Trump kể từ khi sự cố thiết quân luật xảy ra, chính phủ Việt Nam được đánh giá là đã tích cực phản ứng bằng cách chủ động giao tiếp với Mỹ và thực hiện các biện pháp giảm thặng dư thương mại với quốc gia này, chẳng hạn như cam kết mua năng lượng và nông sản của Mỹ cũng như giảm thuế đối với các sản phẩm này.
Các công ty truyền thông của Hàn Quốc cho biết, đúng là các công ty Hàn Quốc đã/đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng có một số kỳ vọng về động thái này của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực của Việt Nam có vẻ chưa thực sự có hiệu quả khi Mỹ áp mức thuế chưa từng có là 46% cho tất cả hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.
Theo đó, câu hỏi được đặt ra về chiến lược của các công ty Hàn Quốc sản xuất sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác sẽ thay đổi như thế nào.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam có kế hoạch tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các công ty Hàn Quốc vào ngày 4, do Đại sứ Choi Young-sam chủ trì, để lắng nghe, ghi nhận mối quan ngại của các bên và sau đó trao đổi với chính phủ Việt Nam để đưa ra các biện pháp đối phó.
Một viên chức đại sứ quán cho biết: "Vì chính phủ Việt Nam đã chủ động ứng phó với các vấn đề thuế quan nên các công ty cũng có một số kỳ vọng. Tuy nhiên vì thực tế không giống như kỳ vọng, nên dường như các công ty sẽ mang tâm lý hoang mang hơn".
Tuy nhiên, xét đến phong cách đàm phán của Tổng thống Trump và chính quyền Mỹ cho đến nay, nhiều khả năng mức thuế quan cực cao này chỉ là một "con bài mặc cả" và mức thuế quan cuối cùng có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Việt Nam và Mỹ.
Quan chức của một công ty lớn của Hàn Quốc đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam bày tỏ lo ngại: "Nếu mức thuế suất này được xác nhận, khả năng kinh doanh tại Việt Nam chắc chắn sẽ giảm so với trước đây. Tuy nhiên, thay vì nói rằng thông báo này là kết quả cuối cùng, tôi nghĩ rằng thông qua các điều chỉnh và đàm phán liên tục, mức thuế quan thực tế sẽ được hạ xuống. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ kết quả đàm phán giữa chính phủ Việt Nam và chính quyền Trump".
Chủ tịch KoCham Ko Tae-yeon nhận định nếu mức thuế quan tương tự được xác nhận trong các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Mỹ và Việt Nam, các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam có thể sẽ phải tìm cách chuyển hoạt động sản xuất sang những quốc gia khác như Ấn Độ (nơi có mức thuế quan tương đối thấp là 26%) hoặc Mexico (nơi không nằm trong mục tiêu thuế quan hiện tại của Mỹ).
Ông Ko Tae-yeon, chủ tịch Heesung Electronics Việt Nam kiêm chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), đơn vị đại diện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và do người Hàn Quốc sở hữu tại miền Bắc Việt Nam, trả lời hãng tin Yonhap News ngày 3/4 (theo giờ địa phương), "Các doanh nghiệp Hàn Quốc (tại Việt Nam) nói chung hiện đang rất hoang mang. Tuy nhiên tôi muốn nói với các công ty rằng đừng quá sốc và hãy tiếp tục trao đổi với nhau để tìm ra giải pháp".
Các công ty Hàn Quốc vốn đang tích cực đầu tư vào Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tính đến năm 2024, tổng vốn đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam lên tới khoảng 85,9 tỷ đô la và Hàn Quốc vẫn duy trì vị thế là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam.
Trong đó, Samsung Electronics là công ty FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 23,2 tỷ đô la (tương đương khoảng 34 nghìn tỷ won, bao gồm cả các khoản đầu tư vào các công ty con tong lĩnh vực điện tử).
Năm 2024, giá trị các sản phẩm như điện thoại thông minh và đồ gia dụng do Samsung Electronics sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác đạt 54,4 tỷ đô la, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi chính phủ Hàn Quốc gần đây gặp khó khăn trong việc giao tiếp với chính quyền Trump kể từ khi sự cố thiết quân luật xảy ra, chính phủ Việt Nam được đánh giá là đã tích cực phản ứng bằng cách chủ động giao tiếp với Mỹ và thực hiện các biện pháp giảm thặng dư thương mại với quốc gia này, chẳng hạn như cam kết mua năng lượng và nông sản của Mỹ cũng như giảm thuế đối với các sản phẩm này.
Các công ty truyền thông của Hàn Quốc cho biết, đúng là các công ty Hàn Quốc đã/đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng có một số kỳ vọng về động thái này của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực của Việt Nam có vẻ chưa thực sự có hiệu quả khi Mỹ áp mức thuế chưa từng có là 46% cho tất cả hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.
Theo đó, câu hỏi được đặt ra về chiến lược của các công ty Hàn Quốc sản xuất sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác sẽ thay đổi như thế nào.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam có kế hoạch tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các công ty Hàn Quốc vào ngày 4, do Đại sứ Choi Young-sam chủ trì, để lắng nghe, ghi nhận mối quan ngại của các bên và sau đó trao đổi với chính phủ Việt Nam để đưa ra các biện pháp đối phó.
Một viên chức đại sứ quán cho biết: "Vì chính phủ Việt Nam đã chủ động ứng phó với các vấn đề thuế quan nên các công ty cũng có một số kỳ vọng. Tuy nhiên vì thực tế không giống như kỳ vọng, nên dường như các công ty sẽ mang tâm lý hoang mang hơn".
Tuy nhiên, xét đến phong cách đàm phán của Tổng thống Trump và chính quyền Mỹ cho đến nay, nhiều khả năng mức thuế quan cực cao này chỉ là một "con bài mặc cả" và mức thuế quan cuối cùng có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Việt Nam và Mỹ.
Quan chức của một công ty lớn của Hàn Quốc đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam bày tỏ lo ngại: "Nếu mức thuế suất này được xác nhận, khả năng kinh doanh tại Việt Nam chắc chắn sẽ giảm so với trước đây. Tuy nhiên, thay vì nói rằng thông báo này là kết quả cuối cùng, tôi nghĩ rằng thông qua các điều chỉnh và đàm phán liên tục, mức thuế quan thực tế sẽ được hạ xuống. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ kết quả đàm phán giữa chính phủ Việt Nam và chính quyền Trump".
Chủ tịch KoCham Ko Tae-yeon nhận định nếu mức thuế quan tương tự được xác nhận trong các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Mỹ và Việt Nam, các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam có thể sẽ phải tìm cách chuyển hoạt động sản xuất sang những quốc gia khác như Ấn Độ (nơi có mức thuế quan tương đối thấp là 26%) hoặc Mexico (nơi không nằm trong mục tiêu thuế quan hiện tại của Mỹ).