Đời sống Xã hội

Số lượng chi nhánh ngoại tuyến của các ngân hàng tại Hàn Quốc tiếp tục giảm trong năm thứ 6 liên tiếp

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:40 21-05-2025
Sự sụt giảm số lượng của các chi nhánh ngân hàng tại Hàn Quốc là rất lớn trong bối cảnh các dịch vụ di động và ngân hàng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến.
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
Theo hệ thống thống kê kinh tế của Ngân hàng Hàn Quốc (BoK) ngày 21, số lượng chi nhánh của các ngân hàng Hàn Quốc (bao gồm cả chi nhánh ở nước ngoài) vào cuối quý IV/2024 là 5.792, giảm 57 chi nhánh so với quý trước đó.

Số lượng chi nhánh ngân hàng vẫn giữ nguyên ở mức 5.873 cho đến cuối quý II/2024, nhưng giảm 24 chi nhánh xuống còn 5.849 vào cuối quý III và mức giảm tiếp tục mở rộng vào cuối quý IV cùng năm.

Số lượng chi nhánh ngân hàng đạt đỉnh 7.835 vào cuối quý IV/2012 và liên tục giảm dần kể từ đó.

Con số này giảm xuống dưới 7.000 chi nhánh vào cuối quý IV/2017, xuống dưới 6.000 vào cuối quý III/2022 và vẫn đang giảm dần qua từng quý.

Số lượng chi nhánh chưa từng có sự cải thiện trong sáu năm qua kể từ quý III/2018, khi số lượng chi nhánh tăng thêm 6 cơ sở từ 6.960 lên 6.966.

Tốc độ đóng cửa của các chi nhánh ngân hàng có vẻ còn đang tăng nhanh trong năm nay.

Theo ngành tài chính, số lượng chi nhánh trong nước của 5 ngân hàng lớn (KB Kookmin, Shinhan, Hana, Woori và NH Nonghyup) đã giảm 76 chi nhánh từ cuối quý IV/2024 xuống còn 3.766 chi nhánh vào cuối quý I/2025.

Đặc biệt, đáng chú ý là số lượng chi nhánh ở các cửa hàng đã giảm đáng kể, trong khi số lượng phòng giao dịch cơ động lại tăng nhẹ.

Số lượng chi nhánh của 5 ngân hàng lớn đã giảm 140 cơ sở từ 3.183 vào cuối quý IV/2024 xuống còn 3.043 vào cuối quý I/2025, trong khi số lượng phòng giao dịch cơ động tăng 64 cơ sở từ 659 lên 723.

Điều này trái ngược với thực tế là số lượng chi nhánh ở nước ngoài của các ngân hàng này gần như không đổi ở mức 1.165 vào cuối quý III/2024, 1.169 vào cuối quý IV cùng năm và 1.168 vào cuối quý I/2025.

Gần đây, các ngân hàng đã hợp nhất nhiều chi nhánh thành một để mở rộng quy mô hơn khi tỷ lệ giao dịch không trực tiếp tăng lên và số lượng khách hàng đến chi nhánh trực tiếp giảm xuống.

Tuy nhiên, cũng có lo ngại rằng quá trình này sẽ tạo ra khoảng cách về số lượng chi nhánh giữa các khu vực và gây bất tiện cho khách hàng lớn tuổi không quen với các giao dịch trực tuyến.

Mặc dù vậy, các ngân hàng nhấn mạnh rằng việc cắt giảm chi nhánh là điều không thể tránh khỏi.

Ngân hàng KB Kookmin cho biết: "Chúng tôi đang điều chỉnh chiến lược số lượng chi nhánh để ứng phó với những thay đổi trong hành vi sử dụng của khách hàng và cải thiện hiệu quả hoạt động của chi nhánh".

Cụ thể, KB Kookmin tập trung vào việc giới thiệu các cửa hàng chuyên biệt như 'chi nhánh 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều' hoạt động không nghỉ trưa, 'chi nhánh hoạt động sau giờ làm việc' nơi nhân viên văn phòng có thể ghé thăm sau giờ làm việc và 'khu vực riêng tư kỹ thuật số' nơi khách hàng có thể tự mình xử lý các công việc đơn giản.

Ngân hàng Hana cho biết, "Chúng tôi đang nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người tiêu dùng bằng cách giảm thiểu việc hợp nhất chi nhánh và tăng cường mở các chi nhánh chuyên biệt cho từng khu vực".

Ngân hàng Hana cũng nhấn mạnh rằng hiện đang vận hành một kênh di động mang tên 'Hana Bank di động' và các cửa hàng chuyên phục vụ các nhóm dễ bị tổn thương về tài chính như người già, người nước ngoài và chủ doanh nghiệp nhỏ, đồng thời mở một cửa hàng kỹ thuật số không có nhân viên sử dụng hệ thống tư vấn video.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기