Kinh tế Chính trị

Tâm lý tiêu dùng tiếp tục được cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)09:07 23-02-2021
Kết quả của khảo sát "Xu hướng tiêu dùng" tháng 2/2021
Tâm lý tiêu dùng được cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp khi sự lây lan của bệnh nhiễm coronavirus mới (Covid19) bắt đầu có dấu hiệu chậm lại.
 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo kết quả khảo sát Xu hướng Tiêu dùng của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (ngày 8~16/2) được công bố vào ngày 22, Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng (CCSI) trong tháng 2 là 97,4, tăng 2,0 điểm so với một tháng trước.

Theo đó, CCSI đã tăng trong hai tháng liên tiếp kể từ tháng 1/2021 (+4,2 điểm). BoK (Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc) phân tích rằng điều này là do nhận thức về tình hình tài chính của nền kinh tế và các hộ gia đình được cải thiện khi sự lây lan của dịch bệnh trong và ngoài nước đã phần nào giảm xuống và kỳ vọng tiêm chủng tăng lên.
 

Biến động chỉ số tâm lý tiêu dùng. [Ảnh=Ngân hàng Hàn Quốc]


CCSI được tính toán bằng cách sử dụng 6 chỉ số, bao gồm cuộc sống sinh hoạt hiện tại, triển vọng cuộc sống tương lai, triển vọng thu nhập hộ gia đình, dự báo chi tiêu tiêu dùng, nhận định kinh tế hiện tại và triển vọng kinh tế tương lai được trích ra từ 15 chỉ số tạo nên Chỉ số Xu hướng Tiêu dùng (CSI). Nếu thấp hơn 100 nghĩa là tâm lý người tiêu dùng đang bi quan so với mức trung bình dài hạn (2003~2020).

Nhìn vào đóng góp của từng chỉ số thành phần, chỉ số nhận định kinh tế hiện tại (63) và chỉ số dự báo chi tiêu tiêu dùng (104) cho thấy mức tăng tương đối lớn, lần lượt là 0,7 điểm và 0,6 điểm. Sự gia tăng quan điểm tích cực về nhận định kinh tế hiện tại và dự báo chi tiêu tiêu dùng trong tương lai đã dẫn đến sự cải thiện trong tâm lý người tiêu dùng trong tháng Hai.

Ngoài ra, chỉ số cuộc sống sinh hoạt hiện tại (87) và chỉ số triển vọng cuộc sống tương lai (94) đều tăng 0,3 điểm. Ngoài ra, chỉ số triển vọng kinh tế tương lai (90) và chỉ số triển vọng thu nhập hộ gia đình (96) tăng không đáng kể từ 0~0,1 điểm.

Trong số các chỉ số không có trong CCSI, chỉ số triển vọng cơ hội tìm việc (80), chỉ số tiết kiệm hộ gia đình hiện tại (92) và chỉ số triển vọng tiết kiệm hộ gia đình trong tương lai (94) đều không thay đổi so với mức của tháng 1.

Chỉ số dự báo mức lãi suất (104) tăng 2 điểm, nhưng chỉ số nợ hộ gia đình hiện tại (102) và chỉ số dự báo nợ hộ gia đình tương lai (99) lại giảm 1 điểm.

Chỉ số triển vọng giá cả (144) tăng 2 điểm. Chỉ số triển vọng mức lương (112) cho thấy giá trị tương tự như trong tháng Giêng.
 

Chỉ số tâm lý tiêu dùng(CCSI) và mức độ đóng góp của chỉ số thành phần. [Ảnh=Ngân hàng Hàn Quốc]


Chỉ số triển vọng giá nhà ở (129) đã giảm một điểm trong hai tháng liên tiếp.

Một quan chức BoK cho biết, "Mặc dù giá bán căn hộ trên toàn quốc đang tiếp tục tăng, nhưng việc chính phủ công bố kế hoạch mở rộng nguồn cung nhà ở dường như đã làm giảm bớt tâm lý tăng giá nhà".

Tỷ lệ lạm phát, đánh giá tỷ lệ lạm phát tiêu dùng một năm trước và tỷ lệ lạm phát dự kiến, dự đoán tỷ lệ lạm phát tiêu dùng một năm sau, đều tăng 0,2 điểm phần trăm lên 2%. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 8/2019, lạm phát và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng hồi phục 2%.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기