Đời sống Xã hội

Doanh nghiệp Hàn Quốc và cuộc chiến 'tẩy chay' hàng Nhật Bản

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)14:00 10-07-2019
Người tiêu dùng Hàn Quốc đang "tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản" sau khi chính phủ Nhật Bản có quy định hạn chế xuất khẩu các vật liệu dùng trong sản xuất bán dẫn.
 

[Hình ảnh = Thời báo kinh tế AJU]


Có rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang xuất khẩu hoặc hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên các doanh nghiệp này không mấy lo lắng về tình hình 'tẩy chay' của người tiêu dùng trong nước. Họ cho rằng dù cho tình hình 'tẩy chay' có nóng đến đâu thì tình hình kinh doanh vẫn khả quan: 'Người mua thì vẫn mua'.

Đây không phải là lần đầu tiên ngành công nghiệp thực phẩm của Hàn Quốc dựa vào Nhật Bản.

Vào đầu năm ngoái, doanh nghiệp Namyang Dairy - doanh sản xuất sữa hàng đầu Hàn Quốc đã hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản theo hình thức OEM để sản xuất và lưu thông sản phẩm sữa có tên là Sữa Caramel. Tuy nhiên doanh nghiệp này đã nhận được sự phản ứng gay gắt từ nhà tiêu dùng trong nước. Lí do là vì doanh nghiệp hợp tác với họ là bánh kẹo Morinaga của Nhật Bản. Doanh nghiệp này đã được thông báo là 1 trong 299 doanh nghiệp tham gia viện trợ cho Nhật trong cuộc xâm lược Hàn Quốc do Ủy ban điều tra thiệt hại huy động cưỡng bức và ủy ban huy động nạn nhân nước ngoài công bố.

Doanh nghiệp Namyang và tập đoàn bán lẻ GS Retail (GS25) đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi do sử dụng nguyên thương hiệu và logo bằng tiếng Nhật của công ty Nhật Bản Sữa caramen Morinaga.

Đặc biệt, GS25 đã không bận tâm đến cảnh báo từ ngôn luận mà liên tục cho ra mắt các sản phẩm bánh kẹo cho Morinaga, Thêm vào đó, 2 sản phẩm kem của Morinaga là 'Sữa Caramel Monaca' và 'Caramaru Malamonka' còn được bán độc quyền tại các cửa hàng tiện lợi trong nước.

Trước đó, Starbucks Coffee Korea cũng đã nhận sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều nhà tiêu dùng trong nước đó ra mắt bánh sandwich Cgoburushi mới vào tháng 7 năm 2017. Do loại bánh này có sử dụng nguyên liệu Tamagorans của Nhật.

Mặt khác, có rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ có trụ sở chính tại Hàn Quốc còn bộ phận phát triển thì lại được đặt ở Nhật Bản.

Công ty bán lẻ Haitai Hàn Quốc trước đó cũng đã hợp tác với các công ty bánh kẹo lớn của Nhật Bản như Calbee và Ezaki Glico để thành lập các công ty liên doanh Haitaja Rubi và Glyco Haitai. Các sản phẩm như Osatsu, khoai tây chiên bột và bánh kẹo sô cô la Poki cũng từ đó được đưa vào thị trường Hàn Quốc để tiêu thụ. Hàng năm công ty Haitai mất 1 khoản tiền lớn để chi trả phí bản quyền cho các công ty bánh kẹo Nhật Bản. Vào năm 2015, Công ty Haitai đã trả 356,82 triệu won phí bản quyền cho công ty sản phẩm bột của Nhật Bản.

Tập đoàn Lotte Hàn Quốc có 1 công ty chuyên về giải khát bia rượu tên là Lotte Chilsung BG. Tuy nhiên tập đoàn này vẫn bắt tay với các doanh nghiệp Lotte Asahi Nhật Bản để sản xuất bia Nhật Bản.

Đặc biệt, gần đây công ty bia Asahi đã giành được thị phần trên thị trường bia nhập khẩu của Hàn Quốc. Công ty Lotte Asahi là công ty có 2 cổ đông lớn là Lotte Chilsung (50%) và Nhật Bản Asahi Holdings (50%). CEO Jae Jae Hak và Miyama Kiyoshi là 2 nhà đồng sáng lập.

Doanh thu đồ uống có cồn của Lotte Asahi đạt tổng cộng 25 tỷ và lợi nhuận hoạt động 11 tỷ won vào năm ngoái. Công ty Asahi đã bị ảnh hưởng bởi doanh số kể từ khi bắt đầu chiến dịch tẩy chay hàng Nhật diễn ra tại Hàn Quốc, nhưng nó vẫn chiếm thị phần cao tại thị trường nước này.

Với trường hợp của Shinsegae Food, vào ngày 22 tháng 11 năm ngoái, tập đoàn này đã kí MOU 3 chiều với 2 doanh nghiệp Nhật Bản có pháp nhân tại Hàn QUốc để phát triển thực phẩm chăm sóc sức khỏe. 1 trong 2 doanh nghiệp Nhật Bản đó là Mitsui & Co., Ltd. công ty này trước đó cũng nằm trong danh sách doanh nghiệp tội phạm chiến tranh khi chi viện chiến tranh của Nhật và Hàn Quốc trước đó. Ngay sau khi tin này được thông báo, Công ty Shinsegae Food đã cho biết rằng công ty này sẽ tiến hành hủy bỏ hợp đồng 3 bên với Mitsui & Co., Ltd.

Một quan chức ngành trong công nghiệp chế biến thực phẩm cho biết: "Hiện tại nhà tiêu dùng trong nước đang tiến hành các cuộc tẩy chay đối với các sản phẩm trong nước. Tuy nhiên tôi thực sự băn khoăn rằng người tiêu dùng có xem kĩ phần nhãn mác xuất xứ và nhà sản xuất được ghi phía sau sản phẩm hay không? Mặt khác, có rất nhiều trường hợp như sản phẩm được doanh nghiệp trong nước sản xuất nhưng nguyên vật liệu là của Nhật Bản hoặc là ngược lại. Điều này có ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng có thể chọn đúng được hàng nào là hàng Nhật để tẩy chay hay không?"

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기