Đời sống Xã hội

​"Giống như kim chi của Hàn Quốc, bánh mì chính là niềm tự hào của Việt Nam"

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)14:57 02-03-2020
[Bài viết được dịch lại từ một bài báo trên Kinh tế AJU phiên bản tiếng Hàn Quốc, do phóng viên người Hàn viết]

[Ảnh = Chụp lại từ bài viết trên mạng xã hội SNS tại Việt Nam]


"Giống như kim chi của Hàn Quốc, bánh mì chính là niềm tự hào của Việt Nam" đây chính là một lời phản bác của cư dân mạng Việt Nam đối với vụ việc 20 du khách người Hàn Quốc chê bai điều kiện sống khi bị cách ly ở Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 2 vừa qua.

Trong đó, họ đăng ảnh bánh mì và bữa cơm lên rồi gọi đó chỉ là “mẩu bánh mì” và tỏ ý chê bai món ăn này. Điều này khiến dư luận vô cùng phẫn nộ và tạo nên làn sóng yêu cầu họ phải xin lỗi Việt Nam.

Giống như bất kỳ một mối quan hệ nào khác, sự kỳ vọng càng cao thì sự thất vọng cũng dễ dàng xảy ra. Đây chính xác là những gì mà mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang gặp phải. Dư luận Việt Nam, nơi cho thấy sự chào đón vô điều kiện đối với nền văn hóa và đất nước Hàn Quốc bỗng chốc hạ nhiệt nhanh chóng.

Thời gian vừa qua, hashtag #ApologizeToVietnam và # 20KoreansStopLying (20 người Hàn Quốc ngừng nói dối) đã ra đời sau vụ du khách Hàn Quốc lên tiếng chê trách bị Đà Nẵng cách ly để phòng chống virus corona được báo chí đề cập. Ngay lập tức hashtag #ApologizeToVietNam đã chễm chệ trên TOP 2 trending mạng xã hội toàn cầu Twitter.

Theo đó hầu hết các bài đăng đều kêu gọi một lời xin lỗi chính thức từ những du khách vừa trở về từ Đà Nẵng, yêu cầu một phương tiện truyền thông lớn từ Hàn Quốc phải dỡ bỏ đoạn clip gây bức xúc của mình.

Ngoài ra, một số phương tiện truyền thông ở Việt Nam cũng đưa tin về việc người Hàn Quốc không thực hiện hợp tác với chính phủ Việt Nam về phòng chống dịch COVID 19. Họ cho biết một số người Hàn Quốc lang thang trên đường phố mà không hề quan tâm đến Việt Nam liên tục kêu gọi các biện pháp tự cách ly, hoặc thậm chí họ từ chối mở cửa căn hộ để thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt…

Tại thời điểm này, một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc cũng như cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam đã nhận thức được vấn đề. Nếu như người Hàn Quốc tiếp tục đưa ra nhận thức tiêu cực ở Việt Nam, hình ảnh được tích lũy lâu nay bởi làn sóng văn hóa Hàn Quốc và hình tượng mà Park Hang-seo tạo nên có thể sẽ sụp đổ ngay lập tức.

Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại có thể là vết thương khó mà chữa lành. Thông qua vấn đề này, người Hàn Quốc có thể đã chưa hiểu rõ về Việt Nam. Mặc dù đã có thời gian họ liên tục hô vang “Việt Nam, Việt Nam” nhưng họ chưa biết bánh mì chính là niềm tự hào văn hóa ẩm thực Việt Nam, cũng như hầu hết các cơ sở y tế phục vụ cách ly là các bệnh viện quân đội.

Trên thực tế, người Hàn Quốc đã được đối xử rất tốt ở Việt Nam. So với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước lớn khác, người Hàn Quốc đã được đối xử đặc biệt hơn ở bất kỳ sự kiện hay bất kỳ nơi nào trên đất nước này. Đây là lý do tại sao chính phủ Việt Nam đình chỉ tất cả việc nhập cảnh trong vòng vài ngày sau khi xảy ra dịch bệnh, trong khi Hàn Quốc tiếp tục theo dõi cách ly bệnh nhân, mà chưa đóng tất cả các cửa ngay.

Tuy nhiên, không ít người Hàn Quốc đã hiểu lầm và cho rằng việc Việt Nam cần hành động hỗ trợ họ như thể họ là công dân hạng nhất khi đến đất nước này. Nhiều người Hàn Quốc bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ phân biệt, họ cho rằng Hàn Quốc là một quốc gia phát triển, còn Việt Nam là một quốc gia lạc hậu, đây là những quan niệm không đúng.

Tất nhiên, nhiều người Hàn Quốc có thể bị cảm thấy áp bức bởi hành động đơn phương của chính phủ Việt Nam. Nhưng người Hàn Quốc cũng nên hiểu đúng khi đã được đối xử hiếu khách trong suốt thời gian qua và cần nhìn nhận lại chính những vấn đề đang xảy ra ở ngay chính quốc gia mình.

Trong lịch sử chứng minh, loài người luôn khôn ngoan hơn khi có thể đối phó với tất cả các bệnh truyền nhiễm. Lần này đối với COVID 19, thời gian có thể giải quyết vấn đề khi tìm ra một loại vắc xin, từ đó giảm tỷ lệ tử vong cũng như lây nhiễm.

Nhưng vấn đề không kém phần quan trọng chính là những “vết sẹo” về tâm hồn để lại sau COVID 19. Dịch bệnh có thể biến mất ngay lập tức, nhưng vết thương vẫn còn tồn tại trong ký ức một thời gian dài.

Trên hết, đây là lúc để chúng ta cần nhìn lại chính mình. Đây không phải lệnh cấm nhập cảnh vô điều kiện và sự ngăn chặn không có lý do của Việt Nam. Đã đến lúc cần suy ngẫm về những gì đang hủy hoại hình ảnh của Hàn Quốc tại Việt Nam và làm thế nào để gìn giữ niềm tin của người Việt Nam đối với đất nước chúng ta.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기