Ảnh hưởng trực tiếp đến những lao động thời vụ·ngành nghề đặc thù·ngành lưu trú và ăn uống
Bộ Lao động và Việc làm "Covid19 đã gây ra ảnh hưởng đa chiều"
Theo kết quả 'Khảo sát lực lượng lao động tháng 3' được Bộ Lao động và Việc làm công bố vào ngày 28/4, tổng số doanh nghiệp trong nước có nhiều hơn 1 nhân viên vào tháng trước là 18.278.000, tức là đã giảm 225.000 người (1,2%) so với cùng tháng năm ngoái (18.503.000).
Kể từ tháng 6/2009 khi số liệu thống kê về việc làm của cuộc điều tra lực lượng lao động kinh doanh bắt đầu được tiến hành, đây là lần đầu tiên số lượng người lao động trong doanh nghiệp giảm so với cùng tháng của năm trước đó.
Xét theo loại việc làm, lao động tạm thời và hàng ngày (1.648.000) giảm tương ứng 124.000 người (7,0%) và lao động trong các ngành nghề khác (1.078.000) cũng giảm 93.000 người (7,9%). Số lượng lao động trong các ngành thương mại (1.552.000) đã giảm 8.000 người (0,1%).
Trong đó, những người lao động thuộc ngành nghề khác bao gồm những người làm việc đặc biệt không được phân loại là nhân viên vì họ không có bảo hiểm việc làm, chẳng hạn như lao động đặc thù. Cuộc khủng hoảng việc làm ngày càng lớn hơn đối với các lao động làm việc tạm thời, lao động làm việc theo ngày và lao động đặc thù.
Xét theo quy mô kinh doanh, sự mất ổn định việc làm đang gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Đối với các công ty lớn có hơn 300 nhân viên (2927.000), số lượng người lao động đã tăng 290.000 người (1,0%), trong khi các công ty có ít hơn 300 nhân viên (15351.000), số lượng người lao động lại giảm 254.000 (1,6%).
Xét theo ngành công nghiệp, số lượng người lao động trong các doanh nghiệp lưu trú và ăn uống đã giảm mạnh 153.000 người do ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid19. Tiếp đó là ngành dịch vụ giáo dục bao gồm các trung tâm dạy thêm (107.000), các ngành dịch vụ liên quan đến nghệ thuật, thể thao và giải trí (390.000), ngành quản lý cơ sở kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh, kinh doanh dịch vụ cho thuê (380.000), kinh doanh bán buôn và bán lẻ (340.000). Số lượng người lao động trong ngành sản xuất cũng tiếp tục giảm trong tháng thứ hai liên tiếp (110.000).
Bộ Lao động và Việc làm giải thích rằng đại dịch Covid19 đang ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp.
Tháng trước, số lượng nhân viên mới (1.039.000) giảm 127.000 người (10,9%) so với cùng tháng năm ngoái, trong khi số lượng nhân viên chuyển việc (chuyển chỗ) làm (1.211.000) lại tăng 209.000 người (20,9%). Thực tế là khi có nhiều nhân viên thôi việc (chuyển chỗ) làm hơn những người được tuyển dụng mới đồng nghĩa với việc số lượng lao động thương mại và lao động thời vụ giảm do sư không ổn định trong công việc.
Tại đây, số người lao động tự nguyện thôi việc (359.000) chỉ tăng lên 19.000 (5,5%) tuy nhiên số lượng người lao động thôi việc không tự nguyện như là bị công ty sa thải (587.000) lại tăng 74.000 (14,5%).
Với 1 số loại hình thôi việc (chuyển chỗ) làm khác, bao gồm cả nghỉ không lương (265.000), cũng tăng 116.000 (78,1%). Điều này cũng có nghĩa là số lượng doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ tạm thời không được trả lương do tác động của cuộc khủng hoảng Covid19 đã tăng lên.
Trong số các vị trí, số lượng người nhận được việc làm mới(888.000) cũng giảm 149.000 người (14,4%). Điều này là do các công ty đã hoãn hoặc ngừng tuyển dụng do những khó khăn trong quản lý. Các ngành có sự sụt giảm lớn về việc làm là ngành dịch vụ giáo dục (65.000) và ngành ăn uống lưu trú (43.000).
Xét theo khu vực, Daegu, nơi Covid19 lan rộng nhanh chóng, có tỷ lệ doanh nghiệp cắt giảm nhân viên kinh doanh ở mức lớn nhất 4,2%. Theo sau là Busan (2,3%), Gyeongbuk (1,9%) và Gangwon (1,9%). Vào tháng 3, tốc độ cắt giảm số lượng nhân viên đang lan rộng ra hầu hết các khu vực bao gồm cả thủ đô Seoul và khu vực Gyeonggi cũng như các khu vực đô thị khác.