Từ tháng 1~7 nhập khẩu trên 90.000 tấn
Doanh số bán cafe tan giảm do làm việc tại nhà
Số liệu thống kê cho thấy rằng số lượng cà phê được nhập khẩu vào Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất mọi thời đại ngay cả trong bối cảnh ngành cung cấp thực phẩm chính bị đình trệ do sự lây lan của dịch coronavirus mới (Covid19) trong năm nay.
Theo số liệu thống kê thương mại xuất nhập khẩu ngày 1 của Cục Hải quan Hàn Quốc, lượng nhập khẩu cà phê từ tháng 1~7 năm nay là 93.550 tấn, tăng 5,37% so với 85.749,8 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên lượng cà phê nhập khẩu từ tháng 1~7 vượt 90.000 tấn.
Ngoại trừ năm 2018 thì nhập khẩu cà phê hàng năm tại Hàn Quốc cũng tăng đều đặn kể từ năm 2013.
Năm ngoái, lượng nhập khẩu hàng năm là 150.185,6 tấn, lần đầu tiên vượt 150.000 tấn, nhưng năm nay rất có thể kỷ lục này sẽ bị phá vỡ tùy thuộc vào lượng nhập khẩu còn lại từ tháng 8~12.
Mặc dù Hàn Quốc cũng có thể sản xuất một lượng nhỏ cà phê ở một số khu vực tuy nhiên quốc gia này chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo đó, nhập khẩu tiếp tục tăng có thể được hiểu là tiêu dùng vẫn được hỗ trợ nhiều mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn.
Tại Hàn Quốc, số lượng các quán kinh doanh cà phê cũng tăng lên theo từng năm.
Theo số liệu thống kê nhà hàng ẩm thực năm 2020 của Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn, số lượng quán cà phê trong nước tăng từ 51.551 quán năm 2016 lên 56.928 quán năm 2017 và 66.231 quán năm 2018.
Theo đó trong cùng khoảng thời gian, số lượng nhân viên pha chế cũng tăng từ 152.523 lên 197.088 và doanh thu tăng vọt từ 7.131 tỷ KRW lên 9.687 nghìn tỷ KRW.
Trong lĩnh vực thực phẩm, những loại cà phê được thường là loại dùng để sử dụng để làm cà phê lỏng, cà phê pha chế và cà phê hòa tan.
Cà phê lỏng dùng để chỉ cafe được đựng trong chai, cốc và lon. Cà phê pha chế là một dòng sản phẩm thường được gọi là 'cà phê trộn', và cà phê hòa tan là một sản phẩm được làm từ hạt rang.
Trong thị trường cà phê hòa tan tại Hàn Quốc, 2 thương hiệu 'Maxim' và 'Kanu' đang dẫn đầu với thị phần áp đảo. Trong thị trường cà phê lỏng, Lotte Chilsung công ty sản xuất 'Cantata', và Dongseo Foods với 'Maxim T.O.P', lần lượt đứng thứ nhất và thứ hai.
Ngành công nghiệp ước tính rằng khoảng một nửa lượng cà phê nhập khẩu trong nước được sử dụng bởi Dongseo Foods.
Một quan chức của Dongseo Foods cho biết "Trong nửa đầu năm nay, doanh thu từ cà phê pha sẵn như 'Maxim ', vốn được sử dụng nhiều tại các văn phòng đã giảm do ảnh hưởng của Covid19. Khi thời gian ở nhà tăng lên, doanh số bán cà phê hòa tan và cà phê lỏng như 'Kanu' tăng 10~15%. Do đó mức doanh thu của công ty vẫn không bị ảnh hưởng mà duy trì tương tự như năm ngoái."
Đây là lần đầu tiên lượng cà phê nhập khẩu từ tháng 1~7 vượt 90.000 tấn.
Ngoại trừ năm 2018 thì nhập khẩu cà phê hàng năm tại Hàn Quốc cũng tăng đều đặn kể từ năm 2013.
Năm ngoái, lượng nhập khẩu hàng năm là 150.185,6 tấn, lần đầu tiên vượt 150.000 tấn, nhưng năm nay rất có thể kỷ lục này sẽ bị phá vỡ tùy thuộc vào lượng nhập khẩu còn lại từ tháng 8~12.
Mặc dù Hàn Quốc cũng có thể sản xuất một lượng nhỏ cà phê ở một số khu vực tuy nhiên quốc gia này chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo đó, nhập khẩu tiếp tục tăng có thể được hiểu là tiêu dùng vẫn được hỗ trợ nhiều mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn.
Theo số liệu thống kê nhà hàng ẩm thực năm 2020 của Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn, số lượng quán cà phê trong nước tăng từ 51.551 quán năm 2016 lên 56.928 quán năm 2017 và 66.231 quán năm 2018.
Theo đó trong cùng khoảng thời gian, số lượng nhân viên pha chế cũng tăng từ 152.523 lên 197.088 và doanh thu tăng vọt từ 7.131 tỷ KRW lên 9.687 nghìn tỷ KRW.
Trong lĩnh vực thực phẩm, những loại cà phê được thường là loại dùng để sử dụng để làm cà phê lỏng, cà phê pha chế và cà phê hòa tan.
Cà phê lỏng dùng để chỉ cafe được đựng trong chai, cốc và lon. Cà phê pha chế là một dòng sản phẩm thường được gọi là 'cà phê trộn', và cà phê hòa tan là một sản phẩm được làm từ hạt rang.
Trong thị trường cà phê hòa tan tại Hàn Quốc, 2 thương hiệu 'Maxim' và 'Kanu' đang dẫn đầu với thị phần áp đảo. Trong thị trường cà phê lỏng, Lotte Chilsung công ty sản xuất 'Cantata', và Dongseo Foods với 'Maxim T.O.P', lần lượt đứng thứ nhất và thứ hai.
Ngành công nghiệp ước tính rằng khoảng một nửa lượng cà phê nhập khẩu trong nước được sử dụng bởi Dongseo Foods.
Một quan chức của Dongseo Foods cho biết "Trong nửa đầu năm nay, doanh thu từ cà phê pha sẵn như 'Maxim ', vốn được sử dụng nhiều tại các văn phòng đã giảm do ảnh hưởng của Covid19. Khi thời gian ở nhà tăng lên, doanh số bán cà phê hòa tan và cà phê lỏng như 'Kanu' tăng 10~15%. Do đó mức doanh thu của công ty vẫn không bị ảnh hưởng mà duy trì tương tự như năm ngoái."