Đời sống Xã hội

Những người ở độ tuổi 40~50 cảm thấy bất an nhiều hơn so với người 60 tuổi

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:06 14-10-2020
Kết quả khảo sát của Bảo hiểm nhân thọ Samsung Các mối lo chính: Cuộc sống hưu trí - Tương lai không chắc chắn - Covid19
Một cuộc khảo sát cho thấy ở Hàn Quốc những người trung niên ở độ tuổi 40 và 50 gặp nhiều lo lắng hơn người già.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát do Viện Tài chính Nhân thọ Samsung Life công bố ngày 14, tỷ lệ lo âu kinh niên ở độ tuổi 40 và 50 cao gấp đôi so với những người ở độ tuổi 60 trở lên.
 

[Ảnh=Viện Tài chính nhân thọ Samsung Life]

Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5/2020, với tổng số 1.000 người, bao gồm 800 bệnh nhân cs bệnh lo âu mãn tính ở độ tuổi từ 40 đến 75.

Ở độ tuổi 40 và 50, lần lượt có 21,9% và 19,5% người được hỏi trả lời 'Tôi thường xuyên hoặc luôn lo lắng' cao hơn gấp đôi so với 10,8% số người trên 60 tuổi có câu trả lời tương tự.

Ngược lại, có 13,5% những người ở độ tuổi 40 trả lời là 'không hề lo lắng' và con số này tăng dần lên 17,3% và 28,5% ở những người trong độ tuổi 50 và 60.

Khi chọn ra 'yếu tố gây ra lo lắng', cả người trung và cao tuổi đều chọn ra những lý do như 'lo lắng về cuộc sống hưu trí, không chắc chắn về tương lai' (20,1%) và 'lo lắng về dịch coronavirus mới (Covid19)' (19,2%).

Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng sau cuộc sống nghỉ hưu và Covid19, những người ở độ tuổi 40 và 50 cho rằng họ thường 'lo lắng về việc mất việc làm, vị trí của họ trong công việc bị suy yếu', trong khi những người ở độ tuổi 60 trở lên (độ tuổi nghỉ hưu) lại cho biết đó là bởi vì 'bầu không khí kinh tế xã hội không ổn định kể cả ở trong và ngoài nước'.

Mức độ lo lắng của những người được hỏi đã trở nên tồi tệ hơn sau khi dịch Covid19 bùng phát bất kể tuổi tác và giới tính.

Tỷ lệ thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy lo lắng ở bệnh nhân bệnh mãn tính (18,8%) cao hơn so với người bình thường (15,5%), nhưng khoảng cách này cũng không quá khác biệt.

Những bệnh nhân bị bệnh mãn tính được chia thành 2 nhóm với một nhóm 'chất lượng cuộc sống bị giảm sút sau khi chẩn đoán' và một nhóm là 'chất lượng cuộc sống được cải thiện sau khi chẩn đoán', ta có thể thấy có sự khác biệt về thói quen giải trí ở 2 nhóm này.

Nhóm đầu tiên trả lời rằng họ dành thời gian hút thuốc, uống rượu, xem TV, chơi game trên điện thoại thông minh, trong khi nhóm thứ 2 tiết lộ họ chủ yếu nghỉ ngơi, thiền định, dành thời gian nói chuyện với gia đình và bạn bè.

Viện Tài chính nhân thọ Samsung Life giải thích "Kết quả cho thấy nếu chúng ta không thể tránh khỏi các bệnh mãn tính và lo lắng do lão hóa gây ra ở tuổi trung và cao niên thì chúng ta cần phải xem xét làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống và cảm giác hạnh phúc."

Mặt khác, viện Tài chính nhân thọ cũng cho biết "Sau khi dịch Covid19 xuất hiện khiến cảm giác lo lắng gia tăng kéo theo sự quan tâm đến các loại bảo hiểm trước .cũng tăng lên."

Phần lớn những người được hỏi (58,3%) trả lời rằng họ cảm thấy cần bảo hiểm nhiều hơn sau dịch Covid19, và 73,7% những người mắc bệnh mãn tính nặng cũng có ý kiến ​​tương tự.
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기