THẾ GIỚI

[CES 2021] Nhiều công ty Trung Quốc bao gồm cả Huawei cũng không tham dự?

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)10:44 11-01-2021

[Ảnh = Kinh tế AJU] HUAWEI 

Nhiều công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, không tham gia triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới "CES 2021". Có vẻ như lý do lớn nhất mà các công ty của Trung Quốc không tham gia là do một phần lo ngại về sự thất bại của việc tổ chức buổi triển lãm thông qua trực tuyến 100% cùng với những tranh chấp ngoại giao thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo trang web CES 2021 vào ngày 10, tổng số công ty Trung Quốc đã tham gia sự kiện CES là 205, giảm 85% so với năm ngoái (1368). Năm nay, chỉ có các nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn của Trung Quốc là TCL và Hisense đã tham dự. Nước chủ nhà Mỹ có 560 công ty tham dự, tiếp theo là 338 công ty đến từ Hàn Quốc.

CES từng được gọi là "Triển lãm Điện tử Trung Quốc" cho thấy vị thế của các công ty Trung Quốc là rất lớn. Năm 2018, đã có 1551 công ty đến từ Trung Quốc, lớn nhất từ trước đến nay, đã tham gia CES và vận hành các phòng triển lãm quy mô lớn, tích cực nhắm mục tiêu đến các thị trường toàn cầu như Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, các giám đốc điều hành của Huawei và Baidu thậm chí đã có bài phát biểu diễn văn khai mạc (Keynote) quan trọng ở CES.

Đặc biệt, sự vắng mặt của Huawei trong năm nay cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Huawei cùng với Samsung Electronics và LG Electronics đã cạnh tranh tại CES để ra mắt sản phẩm mới, từ đó thúc đẩy sự quan tâm mạnh mẽ của các công ty Hàn Quốc. Tuy nhiên, tại sự kiện CES năm ngoái, quy mô của Huawei đã giảm khoảng 30% so với năm trước và cuối cùng họ đã quyết định không tham gia sự kiện này vào năm nay.

Điều này là do Huawei đã bị giáng một đòn trực tiếp vào cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung kéo dài trong thời gian qua dưới chính quyền của Tổng Thống Trump. Kể từ nửa cuối năm ngoái, Huawei đã gặp khó khăn trong việc cung và cầu chất bán dẫn do Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt cực mạnh mẽ đối với doanh nghiệp này. Kết quả là hoạt động kinh doanh của Huawei đã bị lung lay, đặc biệt mảng kinh doanh điện thoại thông minh và thiết bị truyền thông bị ảnh hưởng nặng nề. Theo Trend Force, một cơ quan nghiên cứu thị trường, Huawei, doanh nghiệp đứng thứ ba về sản lượng điện thoại thông minh vào năm ngoái, dự kiến sẽ giảm xuống vị trí thứ 7 trong năm nay.

Trước đó, tại sự kiện CES năm ngoái, các công ty lớn của Trung Quốc như Xiaomi và Alibaba cũng đã vắng mặt. Có vẻ như các doanh nghiệp Trung Quốc nhận thức được sự xung đột thương mại căng thẳng liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc đã dẫn đến sự vắng mặt của họ tại CES trong năm nay. Gần đây, chính phủ Hoa Kỳ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt bằng cách thêm các công ty Trung Quốc như SMIC, các nhà máy chế tạo chất bán dẫn và Flycam DJI vào danh sách đen.

Việc CES được tổ chức trực tuyến 100% do tác động của COVID 19 cũng được coi là nguyên nhân khiến tỷ lệ tham gia thấp. Hội chợ Điện tử Tiêu dùng Châu Âu (IFA) được tổ chức trực tuyến vào cuối năm ngoái cũng được đánh giá là đã thất bại. Hiệp hội Tự trị Tiêu dùng Mỹ (CTA), chủ quản của CES, dự đoán rằng hơn 1000 công ty và 150.000 người sẽ tham gia trực tuyến vào sự kiện năm nay. Đây là quy mô giảm đáng kể so với số lượng 4500 công ty tham gia sự kiện offline năm ngoái với 180.000 người đã tham gia.

Một đại diện trong ngành cho biết: "CES là triển lãm công nghệ quy mô lớn nhất trên thế giới và là một sự kiện quan trọng để xem xét xu hướng mới nhất trong năm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử sự kiện này được tổ chức 100% dưới hình thức trực tuyến và sự xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia tương đối ít so với các năm trước. Vì vậy dựa trên tình hình thực tế, sự kiện năm nay có thể nói là một sân khấu đối đầu giữa các doanh nghiệp Mỹ và Hàn Quốc."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기