Đời sống Xã hội

Liệu có xảy ra tình trạng 'hỗn loạn giao hàng' vào Tết nguyên đán?…Bài toán tăng giá vận chuyển vẫn còn để ngỏ

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:09 22-01-2021
Phí vận chuyển: Hàn Quốc 2.269\ · Mỹ 9.000\ · Nhật Bản 7.200\ Các trang mua sắm trên Internet lấy 29% chi phí vận chuyển Bắt đầu thảo luận toàn diện từ tháng 2…Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Vận tải sẽ công bố kế hoạch thực hiện vào cuối tháng 6
Do phía công ty chuyển phát và phía người lao động đã thống nhất được các biện pháp để ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức nên việc chuyển phát hàng hóa sẽ không bị gián đoạn trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người ta chỉ ra rằng nếu muốn cải thiện môi trường làm việc một cách toàn diện, cuối cùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng chi phí giao hàng. Chính phủ có kế hoạch công bố kế hoạch hiện thực hóa chi phí giao hàng vào cuối tháng 6 sau khi tiến hành nghiên cứu đầy đủ, nhưng việc tăng chi phí giao hàng sẽ lập tức dẫn đến gánh nặng cho người tiêu dùng, vì vậy việc mang lại một thỏa hiệp xã hội dự kiến ​​vẫn là một nhiệm vụ trong tương lai.
 

[Ảnh=Yonhap News]

Theo Hiệp hội lao động vận chuyển toàn quốc vào ngày 21, thỏa thuận thống nhất giữa người chuyển phát và liên đoàn lao động vào ngày đó là ▲ làm rõ công việc phân loại bưu kiện chuyển phát ▲ phạm vi công việc của người chuyển phát nhanh và đầu tư thêm nhân viên phụ trách phân loại ▲ chi phí hỗ trợ trong trường hợp người giao hàng đông thời thực hiện công việc phân loại ▲ các điều kiện làm việc phù hợp hơn cho người giao hàng ▲ cải thiện cơ cấu giao dịch của các chi phí vận chuyển ▲ chuẩn bị các biện pháp đặc biệt cho mùa cao điểm như dịp lễ Tết ▲ hợp đồng lao động tiêu chuẩn.

Công việc phân loại bưu kiện, được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng làm việc quá sức, đã bị loại ra khỏi phạm vi công việc cơ bản của người chuyển phát, và phía công ty vận chuyển cần phải chịu trách nhiệm trong việc thuê riêng và chi trả chi phí cho nhân lực phụ trách phân loại. Điều quan trọng là nếu người chuyển phát phải kiêm thêm việc phân loại, thì phải có thêm tiền hỗ trợ tương ứng để dần xóa bỏ thói quen phi lý của các công ty khi coi việc phân loại như là công việc đương nhiên mà nhân viên chuyển phát phải thực hiện.

Khi đạt được thỏa thuận về quy trình phân loại, vấn đề bất mãn nhất của người lao động trong ngành chuyển phát, công đoàn quyết định sẽ không tiến hành cuộc tổng đình công như đã thông báo trước đó nữa. Do đó, có vẻ như sẽ không có sự gián đoạn chuyển phát trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới vì lo sợ người lao động đình công như mọi người dự đoán.

Jin Gyeong-ho, Phó chủ tịch cấp cao của công đoàn chuyển phát, giải thích, “Nếu phải tóm tắt lại những chi tiết trong cuộc thảo luận đầu tiên thì đó là chúng ta đã đạt được thỏa thuận mà những người công nhân vận chuyển được giải phóng hoàn toàn khỏi công việc phân loại, thứ vốn được coi là công việc đương nhiên của người chuyển phát trong suốt 28 năm qua."

◇ Tăng hay Không tăng phí vận chuyển?…Sẽ được thảo luận chính thức từ tháng 2

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nỗi lo về tình trạng gián đoạn giao hàng đã được xóa bỏ tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cầ được xem xét chi tiết. Đó chính là chi phí giao hàng vẫn chưa được quyết định. Các chuyên gia cho rằng, để cải thiện cơ bản môi trường làm việc, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng chi phí giao hàng.

So với nước ngoài, chi phí giao hàng tại Hàn Quốc rẻ hơn tương đối nhiều. Theo hiệp hội chuyển phát, chi phí chuyển phát ở Mỹ là hơn 9.000 won, Nhật Bản là 7200 won tuy nhiên con số này chỉ là 2.269 won ở Hàn Quốc, chưa bằng một phần ba so với Mỹ và Nhật Bản.

Do sự cạnh tranh về giá nên chi phí chuyển phát bưu kiện đã giảm từ 3.265 won vào năm 2002 xuống còn 2.200 won. Rất khó để mong đợi nhiều đầu tư hơn để cải thiện việc đối xử với các tài xế chuyển phát do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty.

Vấn đề là rất khó để đạt được sự đồng thuận xã hội, vì gia tăng chi phí giao hàng có thể là gánh nặng đối với người tiêu dùng đang trải qua thời kỳ khó khăn do hậu quả của đợt nhiễm coronavirus mới (Covid19).

Hơn nữa nếu đặt vấn đề chi phí giao hàng qua một bên thì cấu trúc giao dịch giữa các công ty chuyển phát và các công ty mua sắm trên internet cũng nên được cải thiện. Khi chi phí chuyển phát của một người tiêu dùng là 2.500 won, phần của công ty chuyển phát là 1.730 won còn phần của các trang web mua sắm online là hơn 730 won. Có thể thấy các trang web mua sắm online đã lấy 29% phí chuyển phát.

Các công ty mua sắm trên Internet giải thích rằng đó là chi phí trong danh mục chi phí đóng gói. Tuy nhiên, công đoan chuyển phát cho rằng số tiền này là quá nhiều. Theo ngành chuyển phát bưu kiện, chi phí dành cho đóng gói chỉ rơi vào khoảng 100~200 won.

Theo đó, cả công đoàn và các công ty chuyển phát đều thận trọng khi đưa ra ý kiến ​​về việc tăng chi phí giao hàng. Một quan chức công đoàn cho biết “Nếu tăng phí vận chuyển thì vấn đề cần giải quyết tiếp theo là sự gia tăng gánh nặng của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi sự đồng thuận lớn của xã hội.

Một quan chức của một công ty chuyển phát cho biết “Nếu chi phí chuyển phát tăng lên thì cũng không có gì chắc chắn rằng môi trường làm việc cho lao động sẽ được cải thiện. Rất khó để có thể chỉ ra được hiệu quả mong đợi của việc này."

Kế hoạch hiện thực hóa chi phí giao hàng sẽ được thảo luận trong cơ chế đồng thuận xã hội lần hai bắt đầu vào tháng Hai tới. Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông có kế hoạch tiến hành các dịch vụ nghiên cứu vào tháng 3 và công bố công khai kế hoạch thực hiện chi phí giao hàng và cải thiện cơ cấu giao dịch vào cuối tháng 6.

Phó Chủ tịch cấp cao Jin cho biết, "Chúng tôi sẽ tìm kiếm biện pháp để cải thiện 2 vấn đề đó là cấu trúc giao dịch và phí giao hàng chưa hợp lý. Nó sẽ được thảo luận và giải quyết một cách nghiêm túc tại tổ chức đồng thuận xã hội lần hai dự kiến được tổ chức ​​vào ngày 17/2."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기