Đối với người Việt Nam, từ xa xưa, con chữ đã rất được trân trọng. Với quan niệm "có học, có kiến thức" là chạm vào cánh cửa của tương lai nên vào mỗi dịp tết đến, xuân về, người Việt thường có phong tục xin chữ và cho chữ. Sau giao thừa hay vào những thời khắc đầu tiên của năm mới, mỗi người sẽ chọn giờ tốt, giờ đẹp nhất để làm lễ khai bút. Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và bình an.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày mùng 3 Tết Tân Sửu đónrất đông các bạn học sinh, sinh viên tới cầu mong học tốt và xin chữ đầu năm. Ban quản lý di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám tiến hành đo thân nhiệt và xịt nước rửa tay kháng khuẩn cho du khách. [Ảnh=Báo Lao động]

Người dân Hà Nội đến xin chữ và lễ bái ở Văn Miếu tương đối đông. [Ảnh=Báo Lao động]

Bên Hồ Văn, nằm trong quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đông người đến thăm quan và xin chữ. Không khí Tết tràn ngập khắp nơi. [Ảnh=vnexpress]

Người dân xếp hàng dài chờ tới lượt xin chữ. Ai cũng mong xin được chữ như mong muốn để may mắn trong năm mới. [Ảnh=vnexpress]

Theo quan niệm truyền thống, người viết thư pháp không chỉ cần nét chữ đẹp mà phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của từng chữ viết ra cũng như tâm nguyện, tính cách của người xin chữ. [Ảnh=Báo Lao động]

Các ông đồ luôn tay viết vì khách quá nhiều. [Ảnh=Báo Lao động]