Cơ quan kiểm dịch "Có thể xem xét nới lỏng kiểm dịch đối với những người có giấy chứng nhận tiêm chủng"
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì dự kiến trong tháng này 'giấy chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số' (giấy chứng nhận điện tử) xác nhận người sở hữu đã tiêm vắc xin ngừa coronavirus mới (Covid19) sẽ được phát hành tại Hàn Quốc.
Các cơ quan kiểm dịch cho rằng với tình hình hiện tại rất khó sử dụng loại giấy này như 'thẻ thông hành', mang lại sự thuận tiện khi đi du lịch hoặc sử dụng các cơ sở đa dụng, tuy nhiên 'giấy chứng nhận điện tử' này có thể sẽ phát huy tác dụng trong tương lai khi xu hướng tiêm chủng có nhiều tiến triển tích cực hơn.
Tại cuộc họp giao ban thường kỳ vào ngày 1, khi được hỏi về việc áp dụng 'hộ chiếu vắc xin', Kim Ki-nam, trưởng nhóm quản lý tiêm chủng của Nhóm xúc tiến tiêm chủng Covid19 đã cho biết, "Chúng tôi hiện đang tiến hành (phát triển) một loại 'giấy chứng nhận kỹ thuật số' nhằm số hóa các giấy tờ/chứng chỉ xác nhận việc tiêm chủng."
Trước đó, Thủ tướng Chung Sye-gyun đã phát biểu trong cuộc họp tại Trụ sở Trung tâm Đối phó với Thảm họa và An toàn rằng “Chúng tôi đã hoàn thành việc phát triển một hệ thống trên điện thoại thông minh giúp mọi người có thể dễ dàng chứng minh thực tế của việc tiêm chủng. Chúng tôi sẽ chính thức ra mắt ứng dụng xác thực này ngay trong tháng 4.”
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc đã và đang chuẩn bị giới thiệu chứng giấy chứng nhận kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain (chuỗi khối) để ngăn chặn việc giả mạo hoặc sửa chữa giấy chứng nhận tiêm chủng được cấp sau khi tiêm chủng vắc xin ngừa Covid19.
Jung Woo-jin, giám đốc nhóm quản lý hệ thống tại Cục Quản lý Dịch bệnh Hàn Quốc, cho biết "Việc cài đặt cơ sở hạ tầng và máy chủ liên quan đến blockchain đã được hoàn thành vào ngày hôm qua. Chúng tôi đang thay đổi một số tính năng để xử lý và bảo mật các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân và số an sinh xã hội."
Trong quá trình phát triển, cơ quan quản lý dịch bệnh cho biết họ đã trải qua quy trình tư vấn kỹ thuật kỹ càng với 'Blockchain Labs', một công ty đầu tư mạo hiểm (venture) trong nước.
Tuy nhiên, ngay cả khi ứng dụng đã được hoàn thành, vào thời điểm hiện tại mục đích 'xác nhận' thực tế tiêm chủng sẽ là mục đích được sử dụng nhiều nhất.
Ông Kim trưởng nhóm quản lý tiêm chủng cho biết "Ứng dụng mà tôi giải thích hôm nay là một giấy chứng nhận số nhằm số hóa giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin chứ không có chức năng tương tự như 'hộ chiếu vắc xin'. Tôi nghĩ chúng ta cần làm rõ hơn nữa về khái niệm 'hộ chiếu vắc xin'."
Ông nhấn mạnh rằng "Hiện nay, kể cả nếu xuất trình ứng dụng (hoặc giấy chứng nhận) này cũng rất khó để giảm bớt hoặc miễn thời gian cách ly hay nới lỏng các quy định kiểm dịch."
Tuy nhiên, ông nói, "Chức năng của giấy chứng nhận điện tử này có thể sẽ được xem xét lại khi chiến dịch tiêm chủng được thực hiện ở một mức độ nhất định."
Các cơ quan kiểm dịch nhấn mạnh rằng nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang lên kế hoạch triển khai 'hộ chiếu vắc xin' vậy nên việc cần làm trước tiên của Hàn Quốc đó là thảo luận quốc tế về vấn đề này.
Ông Kim giải thích, "Khi nói đến hộ chiếu vắc-xin, chứng chỉ phải được quốc tế chấp nhận và điều này chỉ có thể thực hiện được khi các cuộc thảo luận về việc sử dụng và các tiêu chuẩn trong cộng đồng quốc tế được chuẩn bị trước."
Ông nói thêm, "Ứng dụng giấy chứng nhận kỹ thuật số sẽ bắt đầu được đưa vào thi hành từ tháng 4. Nếu đạt được các thỏa thuận và tiêu chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế, ứng dụng này có thể được sử dụng ở nước ngoài như một tấm thị thực”.
Ở các nước lớn như Châu Âu và Mỹ, việc chuẩn bị cho việc cấp 'hộ chiếu hành vắc xin' đang được gấp rút tiến hành tuy nhiên vẫn còn không ít các vướng mắc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, "Rõ ràng tốc độ tiêm chủng không thể đồng đều và công bằng trên toàn thế giới", việc này sẽ khiến quá trình áp dụng 'hộ chiếu vắc xin' bị chậm lại.
Ông Kim cho biết "WHO đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia, do đó sẽ có những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao và ngược lại cũng có nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì thế việc tạo ra một số lợi ích khi áp dụng 'hộ chiếu vắc xin' chẳng hạn như dỡ bỏ hạn chế đi lại sẽ tạo ra những vấn đề về sự công bằng."
Ông nói thêm "Chúng tôi hiện đang xem xét cũng như thảo luận một cách nghiêm túc về cách thức cũng như thời điểm thích hợp để áp dụng một số lợi ích như nới lỏng các biện pháp kiểm dịch dành cho những người có giấy chứng nhận."
Mặt khác, khi được hỏi về liệu có hay không việc ra mắt ứng dụng xác minh tiêm chủng, nhóm xúc tiến cũng tiết lộ trong tin nhắn với đoàn phóng viên rằng "Chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể khi hệ thống giấy chứng nhận điện tử được công bố chính thức trong tháng này,"
Các cơ quan kiểm dịch cho rằng với tình hình hiện tại rất khó sử dụng loại giấy này như 'thẻ thông hành', mang lại sự thuận tiện khi đi du lịch hoặc sử dụng các cơ sở đa dụng, tuy nhiên 'giấy chứng nhận điện tử' này có thể sẽ phát huy tác dụng trong tương lai khi xu hướng tiêm chủng có nhiều tiến triển tích cực hơn.
Tại cuộc họp giao ban thường kỳ vào ngày 1, khi được hỏi về việc áp dụng 'hộ chiếu vắc xin', Kim Ki-nam, trưởng nhóm quản lý tiêm chủng của Nhóm xúc tiến tiêm chủng Covid19 đã cho biết, "Chúng tôi hiện đang tiến hành (phát triển) một loại 'giấy chứng nhận kỹ thuật số' nhằm số hóa các giấy tờ/chứng chỉ xác nhận việc tiêm chủng."
Trước đó, Thủ tướng Chung Sye-gyun đã phát biểu trong cuộc họp tại Trụ sở Trung tâm Đối phó với Thảm họa và An toàn rằng “Chúng tôi đã hoàn thành việc phát triển một hệ thống trên điện thoại thông minh giúp mọi người có thể dễ dàng chứng minh thực tế của việc tiêm chủng. Chúng tôi sẽ chính thức ra mắt ứng dụng xác thực này ngay trong tháng 4.”
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc đã và đang chuẩn bị giới thiệu chứng giấy chứng nhận kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain (chuỗi khối) để ngăn chặn việc giả mạo hoặc sửa chữa giấy chứng nhận tiêm chủng được cấp sau khi tiêm chủng vắc xin ngừa Covid19.
Jung Woo-jin, giám đốc nhóm quản lý hệ thống tại Cục Quản lý Dịch bệnh Hàn Quốc, cho biết "Việc cài đặt cơ sở hạ tầng và máy chủ liên quan đến blockchain đã được hoàn thành vào ngày hôm qua. Chúng tôi đang thay đổi một số tính năng để xử lý và bảo mật các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân và số an sinh xã hội."
Trong quá trình phát triển, cơ quan quản lý dịch bệnh cho biết họ đã trải qua quy trình tư vấn kỹ thuật kỹ càng với 'Blockchain Labs', một công ty đầu tư mạo hiểm (venture) trong nước.
Tuy nhiên, ngay cả khi ứng dụng đã được hoàn thành, vào thời điểm hiện tại mục đích 'xác nhận' thực tế tiêm chủng sẽ là mục đích được sử dụng nhiều nhất.
Ông Kim trưởng nhóm quản lý tiêm chủng cho biết "Ứng dụng mà tôi giải thích hôm nay là một giấy chứng nhận số nhằm số hóa giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin chứ không có chức năng tương tự như 'hộ chiếu vắc xin'. Tôi nghĩ chúng ta cần làm rõ hơn nữa về khái niệm 'hộ chiếu vắc xin'."
Ông nhấn mạnh rằng "Hiện nay, kể cả nếu xuất trình ứng dụng (hoặc giấy chứng nhận) này cũng rất khó để giảm bớt hoặc miễn thời gian cách ly hay nới lỏng các quy định kiểm dịch."
Tuy nhiên, ông nói, "Chức năng của giấy chứng nhận điện tử này có thể sẽ được xem xét lại khi chiến dịch tiêm chủng được thực hiện ở một mức độ nhất định."
Các cơ quan kiểm dịch nhấn mạnh rằng nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang lên kế hoạch triển khai 'hộ chiếu vắc xin' vậy nên việc cần làm trước tiên của Hàn Quốc đó là thảo luận quốc tế về vấn đề này.
Ông Kim giải thích, "Khi nói đến hộ chiếu vắc-xin, chứng chỉ phải được quốc tế chấp nhận và điều này chỉ có thể thực hiện được khi các cuộc thảo luận về việc sử dụng và các tiêu chuẩn trong cộng đồng quốc tế được chuẩn bị trước."
Ông nói thêm, "Ứng dụng giấy chứng nhận kỹ thuật số sẽ bắt đầu được đưa vào thi hành từ tháng 4. Nếu đạt được các thỏa thuận và tiêu chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế, ứng dụng này có thể được sử dụng ở nước ngoài như một tấm thị thực”.
Ở các nước lớn như Châu Âu và Mỹ, việc chuẩn bị cho việc cấp 'hộ chiếu hành vắc xin' đang được gấp rút tiến hành tuy nhiên vẫn còn không ít các vướng mắc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, "Rõ ràng tốc độ tiêm chủng không thể đồng đều và công bằng trên toàn thế giới", việc này sẽ khiến quá trình áp dụng 'hộ chiếu vắc xin' bị chậm lại.
Ông Kim cho biết "WHO đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia, do đó sẽ có những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao và ngược lại cũng có nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì thế việc tạo ra một số lợi ích khi áp dụng 'hộ chiếu vắc xin' chẳng hạn như dỡ bỏ hạn chế đi lại sẽ tạo ra những vấn đề về sự công bằng."
Ông nói thêm "Chúng tôi hiện đang xem xét cũng như thảo luận một cách nghiêm túc về cách thức cũng như thời điểm thích hợp để áp dụng một số lợi ích như nới lỏng các biện pháp kiểm dịch dành cho những người có giấy chứng nhận."
Mặt khác, khi được hỏi về liệu có hay không việc ra mắt ứng dụng xác minh tiêm chủng, nhóm xúc tiến cũng tiết lộ trong tin nhắn với đoàn phóng viên rằng "Chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể khi hệ thống giấy chứng nhận điện tử được công bố chính thức trong tháng này,"