Đời sống Xã hội

Xu hướng tiêu dùng của người Hàn Quốc sau hơn 1 năm rưỡi sống chung với Covid-19

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:27 07-06-2021
Khi phải ở nhà nhiều do dịch, người tiêu dùng chi tiền cho ô tô và nội thất Khi bắt đầu trở lại nhịp sống thường ngày, người tiêu dùng lại chọn mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm
Một số lượng đáng kể người tiêu dùng Hàn Quốc cho biết họ đã mua quần áo và túi xách trong tháng Ba còn tháng Tư thì chi tiền vào các sản phẩm mỹ phẩm.

Có thể thấy, sau khi chuẩn bị đồ dùng để đi ra ngoài, người Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị sẵn sàng để cởi bỏ khẩu trang và dần quay trở về cuộc sống thường ngày như trước khi dịch bệnh Covid19 xảy ra.

 

Chiều 23/5, phố Insa-dong, Jongno-gu, Seoul đông nghẹt người dân. [Ảnh=Yonhap News]


Theo xu hướng hoạt động công nghiệp trong tháng 4 do Cục Thống kê Quốc gia công bố, doanh số bán hàng lâu bền trong tháng 4 tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tỷ lệ gia tăng cao nhất kể từ khi bùng phát Covid19.

Hàng hóa không lâu bền bao gồm thực phẩm và đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm, sách - văn phòng phẩm, và nhiên liệu xe cộ.

Tiêu thụ hàng hóa không lâu bền hầu như đều âm so với cùng tháng năm trước kể từ tháng 3/2020, khi dịch Covid19 bắt đầu bùng phát nghiêm trọng, nhưng sau khi quay trở lại mức tăng 2,6% vào tháng 2/2021, mức tăng trưởng tiếp tục được nâng cao khi tăng lên 2,3% vào tháng Ba và 4,2% vào tháng Tư.

Trong số các mặt hàng lâu bền, mỹ phẩm ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất. So với năm ngoái, tiêu thụ mỹ phẩm đã tăng 15,5% trong tháng 4, tỷ lệ cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng Covid19.

Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng thể hiện sự tương phản rõ nét nhất về lượng tiêu thụ trong thời kỳ Covid19 và quá trình phục hồi sau đó.

Mặc dù ngành mỹ phẩm phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, ghi nhận mức giảm kỳ lục -30,2% vào tháng 12/2020, tuy nhiên tình hình đã đảo ngược đáng kể khi đến tháng 2/2021 mức giảm đã thu hẹp đáng kể chỉ còn -0,1% và bật tăng mạnh vào tháng Ba với 11,7%.

Ngành công nghiệp mỹ phẩm đang đưa ra một phân tích rằng người tiêu dùng hiện đang chờ đợi và chuẩn bị cho thời điểm được cởi bỏ khẩu trang khi đi ra ngoài nên sức tiêu thụ của các sản phẩm dưỡng da làm đẹp đồng loạt tăng mạnh.

Tại Hoa Kỳ, nơi có tỷ lệ chủng ngừa Covid19 tương đối cao, có thông tin rằng phụ nữ đang mua nhiều son môi hơn. Việc tiêu thụ các vật dụng cần thiết để đi ra ngoài sau khi tháo khẩu trang, chẳng hạn như nước hoa, chất làm trắng răng và kem chống nắng, cũng đang tăng lên đáng kể.

Mức tăng tiêu thụ nhiên liệu của xe trong tháng 4 năm nay là 7,0%, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Trong tháng 3, thời điểm tiêu thụ hàng hóa không lâu bền tăng mạnh nhất, tốc độ tăng tiêu thụ hàng hóa bán lâu bền cũng ghi nhận 35,4% so với năm ngoái, mức tăng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng Covid19.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng doanh số bán các mặt hàng bán lâu bền như quần áo, giày dép, túi xách, giải trí và sở thích đều ghi nhận mức cao nhất kể từ sau khi dịch Covid19 xuất hiện.

Trong tháng 3, doanh số bán hàng may mặc tăng 48,0% so với một năm trước, tiêu thụ giày và túi xách cũng tăng 34,3%.

Hành vi tiêu dùng này của người tiêu dùng hoàn toàn trái ngược với thời kỳ khi dịch Covid19 diễn biến phức tạp khiến chính phủ đưa ra các biện pháp chống dịch nghiêm ngạt. Thời điểm đó, người tiêu dùng Hàn Quốc tập trung vào các sản phẩm hàng hóa lâu bền như ô tô, thiết bị gia dụng, thiết bị liên lạc, máy tính và đồ nội thất.

Tháng 6/2020 là thời điểm mà mức tiêu thụ hàng hóa lâu bền đạt đỉnh (+30,6%). Các công ty ô tô đưa ra các điều kiện giá hấp dẫn, và những người có thu nhập cao không tìm được nơi tiêu tiền do không không thể đi du lịch đã bắt đầu đổi xe, khiến doanh số bán xe du lịch tăng 59,1%.

Sức mua và mức tăng trưởng bán hàng của các sản phẩm như máy tính đạt đỉnh vào tháng 4/2020 (+35,0%), thiết bị nội thất gia đình vào tháng 7/2020 (+31,4%) và thiết bị viễn thông vào tháng 1/2021 (16,4%).

Cuối cùng, giờ đây sau gần 1 năm rưỡi kể từ khi dịch Covid19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu thì xu hướng tiêu dùng của người dân Hàn Quốc đã bắt đầu thay đổi từ mua ô tô, thiết bị gia dụng, điện thoại di động và đồ nội thất đã chuyển thành mua quần áo, túi xách, giày dép và mỹ phẩm để chuẩn bị cho trạng thái bình thường mới nhờ sự tăng tốc trong chiến dịch tiêm chủng và kỳ vọng vào việc trở lại cuộc sống thường ngày trong thời gian tới đây.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기