Global Research, một cơ quan thăm dò ý kiến, đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tuyến đối với 1.000 người trong độ tuổi từ 18~39 vào ngày 9~12 vừa qua. Kết quả cho thấy mức độ 'bài Trung' trong giới trẻ Hàn Quốc có xu hướng tăng lên.
60,3% số người được hỏi cho biết Trung Quốc là quốc gia ít yêu thích nhất của họ, tiếp theo là Nhật Bản (31,2%) và Triều Tiên (12,6%), và chỉ 2,2% nói rằng họ không thích Hoa Kỳ.
Khi được hỏi "Bạn nghĩ gì về Triều Tiên?", 31% số người được hỏi trả lời rằng "Triều Tiên là một quốc gia không liên quan gì đến Hàn Quốc”, 17,3% coi "Triều Tiên là một quốc gia thù địch" và 19,7% số người được hỏi nói rằng "Triều Tiên là quốc gia láng giềng". Chỉ có 17,1% số người được hỏi coi "Triều Tiên và Hàn Quốc là đồng bào cùng dân tộc". Thậm chí trong số những người 18~24 tuổi, chỉ có 10% coi Hàn Quốc và Triều Tiên là cùng một dân tộc.
Về quan điểm thống nhất hai miền Nam - Bắc, 54,2% số người được hỏi ủng hộ thống nhất, nhỉnh hơn tỷ lệ phản đối (45,8%) chưa đến 10%.
Tuy nhiên trong về vấn đề này, có sự khác biệt lớn giữa ý kiến của nam giới và nữ giới. Theo đó, 54% nam giới ủng hộ thống nhất liên triều. Ngược lại, có tới 63,2% phụ nữ được khảo sát phản đối việc thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Khi được hỏi liệu có nên hạ thấp tiêu chuẩn nhập tịch cho người nước ngoài (bao gồm cả người tị nạn và người nhập cư) hay không, 71,8% số người được hỏi phản đối.
Yoon In-jin, giáo sư xã hội học tại Đại học Hàn Quốc, người từng là chủ tịch của Hiệp hội Nhập cư Hàn Quốc, cho biết "“Hầu hết những người trong độ tuổi 18~24 đa số là sinh viên, vì vậy họ không coi người nước ngoài là đối thủ cạnh tranh. Nhưng đối với những người ngoài 30 tuổi, họ cảm thấy người nước ngoài là một mối đe dọa thực sự. Đặc biệt, thế hệ MZ nhạy cảm với sự công bằng hơn thế hệ 586 (những người sinh vào những năm 60 vào đại học với số sinh viên là 80, đến nay đã ngoài 50 tuổi) cũng như gắn bó chặt chẽ với các quyền và cơ hội của cá nhân hơn, tuy nhiên họ vẫn có ác cảm với việc chia sẻ các cơ hội hạn chế như việc làm và phúc lợi xã hội với người nước ngoài”.
Khi được hỏi "Liệu Hàn Quốc có phải là một quốc gia phát triển hay không?", 62,6% số người được hỏi đồng ý với ý kiến này.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy những người trẻ tuổi tin rằng những vấn đề quan trọng nhất mà tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc phải đối mặt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng việc làm (46,7%), thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thủ đô và các khu vực khác (15%), và thu hẹp khoảng cách phân cực giàu nghèo (13,3%), giảm bớt sự đối kháng về giới, thúc đẩy xã hội phát triển hài hòa (11,5%), giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp (8,2%), giải quyết các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu (3,7%), v.v.
60,3% số người được hỏi cho biết Trung Quốc là quốc gia ít yêu thích nhất của họ, tiếp theo là Nhật Bản (31,2%) và Triều Tiên (12,6%), và chỉ 2,2% nói rằng họ không thích Hoa Kỳ.
Khi được hỏi "Bạn nghĩ gì về Triều Tiên?", 31% số người được hỏi trả lời rằng "Triều Tiên là một quốc gia không liên quan gì đến Hàn Quốc”, 17,3% coi "Triều Tiên là một quốc gia thù địch" và 19,7% số người được hỏi nói rằng "Triều Tiên là quốc gia láng giềng". Chỉ có 17,1% số người được hỏi coi "Triều Tiên và Hàn Quốc là đồng bào cùng dân tộc". Thậm chí trong số những người 18~24 tuổi, chỉ có 10% coi Hàn Quốc và Triều Tiên là cùng một dân tộc.
Về quan điểm thống nhất hai miền Nam - Bắc, 54,2% số người được hỏi ủng hộ thống nhất, nhỉnh hơn tỷ lệ phản đối (45,8%) chưa đến 10%.
Tuy nhiên trong về vấn đề này, có sự khác biệt lớn giữa ý kiến của nam giới và nữ giới. Theo đó, 54% nam giới ủng hộ thống nhất liên triều. Ngược lại, có tới 63,2% phụ nữ được khảo sát phản đối việc thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Khi được hỏi liệu có nên hạ thấp tiêu chuẩn nhập tịch cho người nước ngoài (bao gồm cả người tị nạn và người nhập cư) hay không, 71,8% số người được hỏi phản đối.
Yoon In-jin, giáo sư xã hội học tại Đại học Hàn Quốc, người từng là chủ tịch của Hiệp hội Nhập cư Hàn Quốc, cho biết "“Hầu hết những người trong độ tuổi 18~24 đa số là sinh viên, vì vậy họ không coi người nước ngoài là đối thủ cạnh tranh. Nhưng đối với những người ngoài 30 tuổi, họ cảm thấy người nước ngoài là một mối đe dọa thực sự. Đặc biệt, thế hệ MZ nhạy cảm với sự công bằng hơn thế hệ 586 (những người sinh vào những năm 60 vào đại học với số sinh viên là 80, đến nay đã ngoài 50 tuổi) cũng như gắn bó chặt chẽ với các quyền và cơ hội của cá nhân hơn, tuy nhiên họ vẫn có ác cảm với việc chia sẻ các cơ hội hạn chế như việc làm và phúc lợi xã hội với người nước ngoài”.
Khi được hỏi "Liệu Hàn Quốc có phải là một quốc gia phát triển hay không?", 62,6% số người được hỏi đồng ý với ý kiến này.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy những người trẻ tuổi tin rằng những vấn đề quan trọng nhất mà tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc phải đối mặt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng việc làm (46,7%), thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thủ đô và các khu vực khác (15%), và thu hẹp khoảng cách phân cực giàu nghèo (13,3%), giảm bớt sự đối kháng về giới, thúc đẩy xã hội phát triển hài hòa (11,5%), giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp (8,2%), giải quyết các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu (3,7%), v.v.