Kinh tế Chính trị

Cuộc sống nhiều khó khăn của các hộ gia đình thuộc tầng lớp thu nhập thấp nhất Hàn Quốc…Gánh nặng chi phí nhà ở và y tế ngày càng tăng

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:10 02-12-2021
Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (Korean Confederation of Trade Unions·KCTU) đưa ra một phân tích rằng các hộ gia đình thuộc nhóm 20% thu nhập thấp nhất đã tiếp tục chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được trong 9 năm qua trong tình trạng “thâm hụt tài chính”. Các hộ gia đình thu nhập thấp đang phải vật lộn với gánh nặng về nhà ở và chăm sóc y tế, vì vậy Liên đoàn cho rằng cần tăng cường hệ thống giáo dục công lập chẳng hạn như giáo dục miễn phí.

 

Xu hướng về thu nhập, chi phí và khả năng tiết kiệm của các hộ gia đình thuộc nhóm phân vị thứ nhất. [Ảnh=Viện Lao động Dân chủ cung cấp]


Vào ngày 2, Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc kết hợp với Viên nghiên cứu Lao động dân chủ đã công bố một báo cáo có tiêu đề “Những thay đổi trong thu nhập hộ gia đình và tình trạng tài chính theo 5 phân vị thu nhập (2010~2020)”, trong đó phân tích dữ liệu khảo sát phúc lợi tài chính hộ gia đình của chính phủ.

Tại Hàn Quốc, thu nhập quốc dân được chia thành 5 phân vị. Nhóm phân vị thứ 5 (tầng lớp thượng lưu) chiếm 20% mức thu nhập cao nhất, nhóm phân vị thứ 4 là 21~40% mức thu nhập cao tiếp theo, nhóm phân vị thứ 3 (tầng lớp trung lưu) là 41~60% mức thu nhâp, nhóm phân vị thứ 2 là 21~40% mức thu nhập, nhóm phân vị thứ nhất (tầng lớp nghèo khó) là 20% mức thu nhập thấp nhất.

Theo báo cáo, các hộ gia đình thuộc nhóm 20% thu nhập thấp nhất (nhóm phân vị thứ nhất) tiếp tục thâm hụt ngân sách trong 9 năm liên tiếp cho đến năm 2020 (-42 triệu won) kể từ khi số tiền có thể tiết kiệm được (thu nhập - chi tiêu) của họ âm ở mức -610.000 won vào năm 2012. Tiết kiệm âm có nghĩa là số tiền chi tiêu nhiều hơn so với số tiền thu nhập của.

Các hộ gia đình thu nhập thấp có gánh nặng lớn nhất về các chi phí thiết yếu, chẳng hạn như chi phí nhà ở và y tế. Trên thực tế, tính đến năm ngoái, các hộ gia đình ở nhóm phân vị thứ nhất có giá nhà cao nhất ở mức 1,49 triệu won, tiếp theo là nhóm phân vị thứ 2 (1,4 triệu won), nhóm thứ 3 (1,9 triệu won), nhóm thứ 5 (1,7 triệu won) ), và nhóm thứ 4 (1,7 triệu won). Tốc độ tăng giá nhà ở giai đoạn 2012~2020 cũng cao nhất với nhóm phân vị thứ 1 (45,64%) và thứ 2 (36,25%).

Chi phí nhà ở bao gồm tiền thuê nhà hàng tháng, bảo trì / sửa chữa nhà, nước và xử lý nước thải / chất thải, và chi phí nhiên liệu. Các hộ gia đình thu nhập thấp có tỷ lệ tiền thuê nhà hàng tháng cao hơn khả năng của bản thân, vì vậy đây là tầng lớp chiu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trước sự gia tăng của chi phí nhà ở, chẳng hạn như tiền thuê nhà hàng tháng, do giá nhà đất tăng gần đây.

Chi phí y tế bình quân đầu người cũng do 40% hộ gia đình dưới cùng gánh chịu nhiều nhất, bao gồm cả nhóm thứ nhất (960.000 won) và thứ hai (770.000 won). Tỷ lệ tăng chi phí y tế bình quân đầu người của 2 nhóm này nhóm thứ 2 (96,79%) và thứ 1 (86,76%) cũng vượt xa tỷ lệ tăng ở 3 nhóm còn lại lần lượt là nhóm phân vị thứ 3 (55,75%), nhóm thứ 4 (50,58%) và nhóm thứ 5 (17,33%).

Ngoài ra, từ năm 2012 đến năm 2020, chi tiêu cho ăn uống, đi lại và chi phí viễn thông tăng mạnh nhất ở các hộ gia đình ở nhóm phân vị thứ nhất. Trong cùng kỳ, chi phí ăn uống tăng 43,87% (2,53 triệu → 3,64 triệu won), và chi phí giao thông và liên lạc tăng lần lượt là 30,36% (560.000 → 730.000 won) và 22,45% (490.000 → 600.000 won).

Khi các hộ gia đình thu nhập thấp bị đè nặng bởi gánh nặng chi phí thiết yếu, sự phân cực trong chi phí giáo dục cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tính đến năm ngoái, các hộ gia đình ở nhóm phân vị thứ 5 chi tiêu nhiều tiền nhất cho giáo dục với 7,91 triệu won, tiếp theo là nhóm thứ 4 (4,22 triệu won), nhóm thứ 3 (2,39 triệu won), nhóm thứ 2 (930.000 won) và nhóm phân vị thứ nhất (220.000 won).

Về vấn đề này, báo cáo cho biết: "Xét thực tế xã hội của chúng ta, nơi mà khoảng cách thu nhập theo trình độ học vấn là rất lớn, bất bình đẳng thu nhập hiện tại là một vấn đề nghiêm trọng mà nó có thể tiếp tục được truyền sang các thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải mở rộng và củng cố hệ thống giáo dục công, bao gồm cả giáo dục miễn phí, đến bậc đại học."

Báo cáo cũng chỉ trích chính sách phân phối lại thu nhập hiện tại không có nhiều tác dụng. Trên thực tế, kết quả tính tỷ trọng thu nhập theo phân vị so với thu nhập khả dụng trung bình của toàn bộ hộ gia đình chỉ thay đổi từ 0 đến 2% trong năm 2020 so với năm 2010. 

Báo cáo nhấn mạnh: "Chúng ta phải đảm bảo quyền sống cơ bản như y tế, nhà ở và thực phẩm của các hộ gia đình thu nhập thấp bằng cách xem xét lại toàn diện các chính sách liên quan đến tái phân phối thu nhập."

 

[Ảnh=Getty Images Bank]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기