Đời sống Xã hội

Học online kéo dài dẫn đến tình trạng trẻ em Hàn Quốc không muốn quay trở lại trường

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:51 04-01-2022
Có những ý kiến lo ngại rằng thói quen học tập của học sinh đã bị sụp đổ khi các lớp học từ xa được mở rộng do dịch COVID-19 kéo dài. Cũng có một quan sát cho rằng số lượng học sinh từ chối đến trường có thể tăng lên trong tương lai, và chỉ ra rằng các cơ quan liên quan cần sớm chuẩn bị các biện pháp đối phó với tình trạng này.

 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo phản ánh của cộng đồng giáo dục vào ngày 4, do lo ngại sự lây nhiễm của COVID-19, các lớp học từ xa đã được tiến hành song song trong suôt hai năm qua vì thế một số học sinh đã gặp phải khó khăn trong việc quay trở lại trường và tham gia vào các lớp học trực tiếp.

Trước đây, việc tham gia một lớp học kéo dài 40~50 phút theo thời gian biểu đã định là điều hiển nhiên, nhưng gần đây số lượng sinh viên không cảm thấy sự cần thiết phải đến trường mỗi ngày đang ngày càng tăng sau khi các em trải qua hình thức học từ xa.

Giáo viên A làm việc tại một trường tiểu học ở Seoul cho biết: "Đối với những em vốn có thái độ học tập tốt thì không có ảnh hưởng gì đáng kể. Tuy nhiên vấn đề là những học sinh thường không chú ý nghe giảng thì tình hình ngày càng đã trở nên tồi tệ hơn sau khi học online một thời gian dài."

Năm ngoái, tại trường này học sinh từ lớp 3~6 đi học trực tiếp ba ngày một tuần, sau đó là hai ngày học từ xa. Giáo viên A cho biết, "Chỉ cần qua 1 kỳ nghỉ thôi là các thói quen học tập đã bị gián đoạn, nhưng đây là 2 năm liên tiếp các em phải học online, do đó thói quen học tập chắc chắn sẽ thay đổi."

Cũng có không ít phụ huynh chia sẻ tâm sự về việc con của họ có tâm lý ngại đến trường.

B, một phụ huynh có con học trung học ở Seoul, cho biết, "Xung quanh tôi cũng có nhiều phụ huynh đang lo lắng vì con họ đang học tiểu học hoặc trung học nhưng không muốn đến trường. Con tôi cũng vẫn đến trường khi có lớp học trực tiếp, nhưng con cũng kêu mệt khi phải tới trường vì đã thích nghi với cách học ở nhà với tâm lý thoải mái hơn."

Đồng thời, một số chuyên gia chỉ ra rằng, ngay cả khi học sinh được bố trí học tại trường nhưng theo quy định về phòng chống dịch hiện hành, học sinh không được thực hiện các hoạt động khác ngoài việc đến lớp, đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc học sinh không cảm thấy ý nghĩa to lớn của việc tới trường. 

Trước đây, ngoài việc truyền thụ kiến ​​thức, trường học còn có các chức năng như trau dồi tính xã hội và thói quen sinh hoạt. Sau khi bùng phát, nhà trường chỉ giữ lại chức năng dạy học ở mức tối đa khiến một số học sinh cho rằng nếu chỉ cần tập trung vào mục đích nghiên cứu, ôn luyện thì chỉ cần đến trường luyện thi là được rồi.

Park Nam-ki, giáo sư giáo dục tại Đại học Sư phạm Quốc gia Gwangju cho biết “Trước đây, đến trường học được coi là điều hiển nhiên vì chúng ta liên tục đi học từ nhỏ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, thói quen này đã dần dần bị phá vỡ sau 2 năm dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh viện nhiều lý do khác nhau như bị ốm để từ chối đến trường."

Đối với những vấn đề xã hội như vậy, các chuyên gia kêu gọi cần có các biện pháp đối phó và giáo viên nên quan tâm nhiều hơn đến những thay đổi trong thái độ học tập của học sinh. Tuy nhiên, một số giáo viên cũng cho rằng, khi công tác phòng chống dịch quá khắt khe, khó có thể tập trung hết cho từng học sinh. 

Giáo sư Park tin rằng giáo viên nên điều tra xem có học sinh nào bị giảm động lực học tập trước khi bắt đầu kỳ nghỉ đông hoặc học kỳ mùa xuân hay không, và dành nhiều thời gian rảnh rỗi hơn để tiếp xúc với những học sinh này và đưa ra hướng dẫn tích cực.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기