Giảm 0,4p% so với dự báo trước đó (1,9%)
Thấp hơn so với dự báo của IMF 0,2%
Ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế tiêu cực chẳng hạn như nhu cầu trong nước sụt giảm do lãi suất tăng cao và xuất khẩu trì trệ do suy thoái kinh tế toàn cầu, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Hàn Quốc sẽ duy trì ở mức 1,5%.
Ngày 3, Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI) thuộc của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, đã thông báo hạ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay xuống 0,4 điểm phần trăm so với mức 1,9% trong một báo cáo về xu hướng kinh tế trước đó. Vào năm ngoái, KERI từng dự đoán tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ đạt 1,9%, tuy nhiên đã quyết định điều chỉnh hạ dự báo khi xét thấy tốc độ suy giảm kinh tế vào cuối năm tăng nhanh.
Con số 1,5% thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc (1,7%).
KERI phân tích rằng hiện vẫn chưa có động lực tăng trưởng trong nước đủ mạnh để có thể khắc phục được ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, do đó Hàn Quốc có thể sẽ bắt đầu bước vào một cuộc suy thoái toàn diện trong năm nay.
Lee Seung-seok, nghiên cứu viên tại KERI, cho biết: "Nếu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tiếp tục chính sách thắt chặt lãi suất một cách triệt để hoặc mức nợ tư nhân quá mức gây ra khủng hoảng trên thị trường tài chính thì tốc độ suy giảm tăng trưởng kinh tế sẽ còn tăng nhanh hơn nữa. Do chi tiêu tài khóa quá mức để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng khiến cho khả năng hỗ trợ chính sách bị sụt giảm. Theo đó, việc hạ dự báo là điều không thể tránh khỏi."
Ở khu vực trong nước, tiêu dùng cá nhân, chiếm tỷ trọng lớn nhất, dự kiến sẽ tăng 2,4% trong năm 2023. Con số này thấp hơn 2,0 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân năm ngoái (4,4%).
Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) phân tích rằng tiêu dùng sẽ giảm đáng kể không chỉ do sức mua thực tế chững lại, ảnh hưởng bởi tâm lý tiêu dùng bị thu hẹp vì suy thoái kinh tế mà còn do thu nhập của người lao động tự do giảm cũng như gánh nặng trả nợ của các khoản nợ hộ gia đình.
Mặc dù đầu tư mạnh vào lĩnh vực bán dẫn nhưng gánh nặng huy động vốn do lãi suất ngày càng tăng sẽ khiến đầu tư vào cơ sở vật chất được dự báo tăng trưởng âm (-2,5%). Bên cạnh đó, gián đoạn xây dựng vì giá nguyên vật liệu tăng vọt cũng sẽ kéo giảm tăng trưởng của đầu tư xây dựng (-0,5%).
Lạm phát giá tiêu dùng dự kiến ở mức 3,4%, thấp hơn 1,7 điểm phần trăm so với năm ngoái do giá nguyên liệu thô quốc tế đã dần ổn định từ nửa đầu năm và hiện tượng đồng USD mạnh (king dollar) cũng giảm bớt.
Xuất khẩu, yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc cho đến nay, dự kiến chỉ tăng 1,2% do xuất khẩu chất bán dẫn trì trệ. Con số này thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 3,1% của năm ngoái.
Cán cân vãng lai dự kiến sẽ ở mức 14,5 tỷ USD khi thâm hụt tài khoản dịch vụ gia tăng.
Nghiên cứu Lee cũng cho biết "Nếu sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất, lớn hơn so với dự kiến hoặc nếu hiệu suất của các mặt hàng xuất khẩu chính (ngoài chất bán dẫn) không tăng được bằng với mức kỳ vọng, thì có khả năng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ còn tiếp tục suy yếu."
Con số 1,5% thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc (1,7%).
KERI phân tích rằng hiện vẫn chưa có động lực tăng trưởng trong nước đủ mạnh để có thể khắc phục được ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, do đó Hàn Quốc có thể sẽ bắt đầu bước vào một cuộc suy thoái toàn diện trong năm nay.
Lee Seung-seok, nghiên cứu viên tại KERI, cho biết: "Nếu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tiếp tục chính sách thắt chặt lãi suất một cách triệt để hoặc mức nợ tư nhân quá mức gây ra khủng hoảng trên thị trường tài chính thì tốc độ suy giảm tăng trưởng kinh tế sẽ còn tăng nhanh hơn nữa. Do chi tiêu tài khóa quá mức để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng khiến cho khả năng hỗ trợ chính sách bị sụt giảm. Theo đó, việc hạ dự báo là điều không thể tránh khỏi."
Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) phân tích rằng tiêu dùng sẽ giảm đáng kể không chỉ do sức mua thực tế chững lại, ảnh hưởng bởi tâm lý tiêu dùng bị thu hẹp vì suy thoái kinh tế mà còn do thu nhập của người lao động tự do giảm cũng như gánh nặng trả nợ của các khoản nợ hộ gia đình.
Mặc dù đầu tư mạnh vào lĩnh vực bán dẫn nhưng gánh nặng huy động vốn do lãi suất ngày càng tăng sẽ khiến đầu tư vào cơ sở vật chất được dự báo tăng trưởng âm (-2,5%). Bên cạnh đó, gián đoạn xây dựng vì giá nguyên vật liệu tăng vọt cũng sẽ kéo giảm tăng trưởng của đầu tư xây dựng (-0,5%).
Lạm phát giá tiêu dùng dự kiến ở mức 3,4%, thấp hơn 1,7 điểm phần trăm so với năm ngoái do giá nguyên liệu thô quốc tế đã dần ổn định từ nửa đầu năm và hiện tượng đồng USD mạnh (king dollar) cũng giảm bớt.
Xuất khẩu, yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc cho đến nay, dự kiến chỉ tăng 1,2% do xuất khẩu chất bán dẫn trì trệ. Con số này thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 3,1% của năm ngoái.
Cán cân vãng lai dự kiến sẽ ở mức 14,5 tỷ USD khi thâm hụt tài khoản dịch vụ gia tăng.
Nghiên cứu Lee cũng cho biết "Nếu sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất, lớn hơn so với dự kiến hoặc nếu hiệu suất của các mặt hàng xuất khẩu chính (ngoài chất bán dẫn) không tăng được bằng với mức kỳ vọng, thì có khả năng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ còn tiếp tục suy yếu."