Ngày 6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin đã tổ chức một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao (Seoul) bày tỏ quan điểm của chính phủ Hàn Quốc về kế hoạch bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Tuy nhiên, biện pháp này không có sự tham gia bồi thường của các công ty bị đơn Nhật Bản nên đã nhận về sự phản đối kịch liệt từ một số nạn nhân.
Nội dung chung của kế hoạch là Quỹ hỗ trợ nạn nhân bị cưỡng bức (Foundation for Victims of Forced Mobilization by Imperial Japan, sau đây gọi là Quỹ hỗ trợ) thuộc Bộ Nội vụ Hàn Quốc sẽ đóng vai trò "bên thứ ba bồi thường" để trả tiền bồi thường theo lệnh của tòa án và tiền lãi chậm trả cho các nạn nhân lao động cưỡng bức và gia đình họ.
Về nguồn tiền bồi thường, Bộ trưởng Park Jin cho biết số tiền này sẽ được huy động thông qua quyên góp tư nhân. Khoảng 16 công ty Hàn Quốc bao gồm cả POSCO, được hưởng lợi từ một hiệp ước song phương ký năm 1965, trong đó nhà sản xuất thép POSCO được nhận khoản tài trợ 300 triệu USD từ Nhật Bản, sẽ tự nguyện quyên góp để cho Quỹ hỗ trợ.
Vào tháng 10 năm 2018, tòa án cấp cao nhất của Hàn Quốc đã giữ nguyên phán quyết năm 2013 yêu cầu Tập đoàn thép & kim loại Sumitomo của Nhật Bản phải trả 100 triệu won/người cho bốn nạn nhân Hàn Quốc. Nhật Bản khẳng định các vấn đề thời thuộc địa đã được giải quyết trong một thỏa thuận năm 1965 nhằm khôi phục quan hệ ngoại giao với khoản thanh toán 500 triệu USD. Tuy nhiên, các thẩm phán tòa án tối cao đưa ra lập trường rằng họ không thể chấp nhận phán quyết của tòa án Nhật Bản vì nó dựa trên tiền đề rằng lao động cưỡng bức trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản là hợp pháp.
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, Nhật Bản đã thực hiện các bước trả đũa vào năm 2019 để điều chỉnh xuất khẩu ba vật liệu bán dẫn chính sang Hàn Quốc nhằm cản trở tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc dựa trên xuất khẩu chất bán dẫn, ô tô và thiết bị điện tử. Tokyo cũng loại bỏ quốc gia láng giềng của mình khỏi "danh sách trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy. Hàn Quốc cũng đã đưa ra các hành động đáp trả tương tự và quyết định đệ đơn kiện Nhật Bản lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Park Jin cho biết "Để luôn khắc ghi nỗi đau và sự đau khổ của các nạn nhân bị cưỡng bức đồng thời giáo dục cho các thế hệ tiếp theo về lịch sử, chúng tôi có kế hoạch tích cực thúc đẩy các biện pháp nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa lễ tưởng niệm các nạn nhân cũng như các dự án giáo dục, điều tra và nghiên cứu. Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục kế thừa 'Tuyên bố chung về quan hệ đối tác Hàn - Nhật trong thế kỷ 21 (Tuyên bố chung Kim Dae-jung-Obuchi)' được hai nước công bố vào tháng 10 năm 1998, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua lịch sử không may mắn trong quá khứ và phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai dựa trên tình hữu nghị, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng chung."
Bộ trưởng Park cũng nhấn mạnh rằng việc xây dựng kế hoạch bồi thường lần này đánh dấu ý chí của hai nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ định hướng tương lai Hàn Quốc - Nhật Bản lên một tầm cao hơn trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia vào năm 1965. Chính phủ Hàn Quốc bày tỏ sự cảm thông với nỗi đau của các nạn nhân bị cưỡng bức lao động và sẽ cố gắng hết sức để chữa lành vết thương cho các nạn nhân và người thân trong gia đình các nạn nhân.
Chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol đang muốn cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác an ninh để đối phó mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Trong bài phát biểu tuần trước, tổng thống Yoon gọi Nhật Bản là đối tác chia sẻ các giá trị phổ quát chung với Hàn Quốc và kêu gọi hai nước hợp tác trong các vấn đề an ninh, kinh tế và thách thức toàn cầu.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cũng tự tin rằng chính phủ Nhật Bản sẽ không ngăn cản các công ty Nhật tự nguyện đóng góp cho quỹ nói trên.
Tuy nhiên thay vì tiền bồi thường trong Quỹ hỗ trợ được xác nhận là đóng góp từ doanh nghiệp Hàn Quốc thay vì yêu cầu các công ty Nhật Bản chi trả nên khi chính phủ Yoon Suk-yeol lần đầu đưa ra đề xuất bồi thường bằng quỹ đặc biệt này hồi tháng 1 các nạn nhân và tổ chức dân sự đã phản úng dữ dội. Một số nạn nhân cho biết họ sẽ không nhận bồi thường từ quỹ liên kết với chính phủ.
Về điểm chưa đầy đủ trong việc lấy ý kiến của các nạn nhân, Bộ trưởng Park cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để gặp trực tiếp từng nạn nhân, giải thích tận tình, chân thành và mong họ thông cảm".
Về nguồn tiền bồi thường, Bộ trưởng Park Jin cho biết số tiền này sẽ được huy động thông qua quyên góp tư nhân. Khoảng 16 công ty Hàn Quốc bao gồm cả POSCO, được hưởng lợi từ một hiệp ước song phương ký năm 1965, trong đó nhà sản xuất thép POSCO được nhận khoản tài trợ 300 triệu USD từ Nhật Bản, sẽ tự nguyện quyên góp để cho Quỹ hỗ trợ.
Vào tháng 10 năm 2018, tòa án cấp cao nhất của Hàn Quốc đã giữ nguyên phán quyết năm 2013 yêu cầu Tập đoàn thép & kim loại Sumitomo của Nhật Bản phải trả 100 triệu won/người cho bốn nạn nhân Hàn Quốc. Nhật Bản khẳng định các vấn đề thời thuộc địa đã được giải quyết trong một thỏa thuận năm 1965 nhằm khôi phục quan hệ ngoại giao với khoản thanh toán 500 triệu USD. Tuy nhiên, các thẩm phán tòa án tối cao đưa ra lập trường rằng họ không thể chấp nhận phán quyết của tòa án Nhật Bản vì nó dựa trên tiền đề rằng lao động cưỡng bức trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản là hợp pháp.
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, Nhật Bản đã thực hiện các bước trả đũa vào năm 2019 để điều chỉnh xuất khẩu ba vật liệu bán dẫn chính sang Hàn Quốc nhằm cản trở tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc dựa trên xuất khẩu chất bán dẫn, ô tô và thiết bị điện tử. Tokyo cũng loại bỏ quốc gia láng giềng của mình khỏi "danh sách trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy. Hàn Quốc cũng đã đưa ra các hành động đáp trả tương tự và quyết định đệ đơn kiện Nhật Bản lên Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Park Jin cho biết "Để luôn khắc ghi nỗi đau và sự đau khổ của các nạn nhân bị cưỡng bức đồng thời giáo dục cho các thế hệ tiếp theo về lịch sử, chúng tôi có kế hoạch tích cực thúc đẩy các biện pháp nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa lễ tưởng niệm các nạn nhân cũng như các dự án giáo dục, điều tra và nghiên cứu. Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục kế thừa 'Tuyên bố chung về quan hệ đối tác Hàn - Nhật trong thế kỷ 21 (Tuyên bố chung Kim Dae-jung-Obuchi)' được hai nước công bố vào tháng 10 năm 1998, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua lịch sử không may mắn trong quá khứ và phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai dựa trên tình hữu nghị, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng chung."
Bộ trưởng Park cũng nhấn mạnh rằng việc xây dựng kế hoạch bồi thường lần này đánh dấu ý chí của hai nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ định hướng tương lai Hàn Quốc - Nhật Bản lên một tầm cao hơn trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia vào năm 1965. Chính phủ Hàn Quốc bày tỏ sự cảm thông với nỗi đau của các nạn nhân bị cưỡng bức lao động và sẽ cố gắng hết sức để chữa lành vết thương cho các nạn nhân và người thân trong gia đình các nạn nhân.
Chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol đang muốn cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác an ninh để đối phó mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Trong bài phát biểu tuần trước, tổng thống Yoon gọi Nhật Bản là đối tác chia sẻ các giá trị phổ quát chung với Hàn Quốc và kêu gọi hai nước hợp tác trong các vấn đề an ninh, kinh tế và thách thức toàn cầu.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cũng tự tin rằng chính phủ Nhật Bản sẽ không ngăn cản các công ty Nhật tự nguyện đóng góp cho quỹ nói trên.
Tuy nhiên thay vì tiền bồi thường trong Quỹ hỗ trợ được xác nhận là đóng góp từ doanh nghiệp Hàn Quốc thay vì yêu cầu các công ty Nhật Bản chi trả nên khi chính phủ Yoon Suk-yeol lần đầu đưa ra đề xuất bồi thường bằng quỹ đặc biệt này hồi tháng 1 các nạn nhân và tổ chức dân sự đã phản úng dữ dội. Một số nạn nhân cho biết họ sẽ không nhận bồi thường từ quỹ liên kết với chính phủ.
Về điểm chưa đầy đủ trong việc lấy ý kiến của các nạn nhân, Bộ trưởng Park cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để gặp trực tiếp từng nạn nhân, giải thích tận tình, chân thành và mong họ thông cảm".