Trong quý I/2023, xuất khẩu mì ăn liền (hay còn được gọi là "ramyeon" hay "ramyun") đã vượt quá 200 triệu USD, ghi nhận mức doanh thu cao nhất xét theo tiêu chuẩn của quý I các năm.
Theo Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT) vào ngày 9, xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc từ tháng 1~3/2023 đã đạt 208 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu mì ăn liền đã đạt mức cao kỷ lục mỗi quý kể từ năm 2015 với 50,77 triệu USD. Theo đó có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền đã tăng hơn bốn lần trong tám năm. Đặc biệt, đây cũng là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu tính riêng trong quý I vượt 200 triệu USD.
Lý do giải thích cho cơn sốt mì ăn liền Hàn Quốc tại thị trường nước ngoài là nhờ sự lan rộng của các nội dung Hàn Quốc (K-content) và sự mở rộng mạnh mẽ ra nước ngoài của các nhà sản xuất mì ăn liền Hàn Quốc.
Ottogi, một trong những công ty sản xuất thực phẩm lớn của Hàn Quốc, đã thu hút sự chú ý trên thị trường toàn cầu bằng cách chọn Jin, thành viên của nhóm nhạc của BTS, làm gương mặt đại diện cho sản phẩm chủ lực của hãng là "Jin Ramen".
Thông qua sự giới thiệu của các chương trình giải trí và người nổi tiếng, sản phầm mì gà cay (buldak) của Samyang Food cũng được biết đến rộng rãi ở thị trường nước ngoài, giúp cho lượng xuất khẩu vượt qua cả nhu cầu trong nước tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, "jjapaguri" vốn là một công thức trộn 2 loại mì 'jjapaghetti' và 'neoguri' cùng nhau, xuất hiện trong bộ phim "Ký sinh trùng" đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt do đó hãng mì số 1 Hàn Quốc Nongshim đã quyết định cho "jjapaguri" trở thành sản phẩm chính thức. Hiện, Nongshim đang là công ty sản xuất mì ăn liền lớn thứ năm thế giới, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực mì ăn liền Hàn Quốc như hiện nay, các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng thứ hạng của Nongshim trên thị trường toàn cầu có thể tăng một bậc trong năm nay.
Mặt khác, xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc năm 2022 đạt 765,43 triệu USD, tăng 13,5% so với năm trước đó. Xem xét trường hợp giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm của mì ăn liền Hàn Quốc nằm trong khoảng 10%, kim ngạch xuất khẩu năm nay dự kiến sẽ tăng lên mức trên dưới 850 triệu USD.
Lý do giải thích cho cơn sốt mì ăn liền Hàn Quốc tại thị trường nước ngoài là nhờ sự lan rộng của các nội dung Hàn Quốc (K-content) và sự mở rộng mạnh mẽ ra nước ngoài của các nhà sản xuất mì ăn liền Hàn Quốc.
Ottogi, một trong những công ty sản xuất thực phẩm lớn của Hàn Quốc, đã thu hút sự chú ý trên thị trường toàn cầu bằng cách chọn Jin, thành viên của nhóm nhạc của BTS, làm gương mặt đại diện cho sản phẩm chủ lực của hãng là "Jin Ramen".
Thông qua sự giới thiệu của các chương trình giải trí và người nổi tiếng, sản phầm mì gà cay (buldak) của Samyang Food cũng được biết đến rộng rãi ở thị trường nước ngoài, giúp cho lượng xuất khẩu vượt qua cả nhu cầu trong nước tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, "jjapaguri" vốn là một công thức trộn 2 loại mì 'jjapaghetti' và 'neoguri' cùng nhau, xuất hiện trong bộ phim "Ký sinh trùng" đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt do đó hãng mì số 1 Hàn Quốc Nongshim đã quyết định cho "jjapaguri" trở thành sản phẩm chính thức. Hiện, Nongshim đang là công ty sản xuất mì ăn liền lớn thứ năm thế giới, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực mì ăn liền Hàn Quốc như hiện nay, các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng thứ hạng của Nongshim trên thị trường toàn cầu có thể tăng một bậc trong năm nay.
Mặt khác, xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc năm 2022 đạt 765,43 triệu USD, tăng 13,5% so với năm trước đó. Xem xét trường hợp giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm của mì ăn liền Hàn Quốc nằm trong khoảng 10%, kim ngạch xuất khẩu năm nay dự kiến sẽ tăng lên mức trên dưới 850 triệu USD.