Một khảo sát cho thấy gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hàn Quốc từng gặp phải tình trạng lao động nước ngoài yêu cầu "chấm dứt hợp đồng để thay đổi nơi làm việc". Thậm chí nếu công ty từ chối chấm dứt hợp đồng, nhiều người lao động sẽ phản ứng lại bằng cách "chây ì", giả vờ bệnh để trì hoãn hoặc không hoàn thành công việc được giao.
Vào ngày 1, Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc đã tổ chức buổi thảo luận về chính sách lực lượng lao động nước ngoài dành cho DNNVV để lắng nghe những khó khăn của các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động nước ngoài không chuyên nghiệp (lao động visa E-9) đồng thời đưa ra các ý kiến đóng góp để cải thiện các chính sách, chế độ liên quan.
Theo bài trình bày về 'Kết quả khảo sát những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa do người lao động yêu cầu thay đổi nơi làm việc' do Nghiên cứu viên Noh Min-sun thuộc Viện nghiên cứu kinh doanh mạo hiểm vừa và nhỏ công bố, có tới 42,3% lao động nước ngoài làm việc chưa tới 1 năm tại công ty đầu tiên sau khi nhận được giấy phép lao động.
Đây là kết quả khảo sát 500 DNNVV có từ 5 lao động trở lên và có sử dụng lao động nước ngoài (visa E-9) từ ngày 9~15/5 do Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc thực hiện.
Kết quả khảo sát cho thấy 68% DNNVV trả lời gặp phải tình trạng lao động nước ngoài đề nghị chấm dứt hợp đồng để thay đổi nơi làm việc và 58,2% trong số các đề nghị chấm dứt hợp đồng là từ những lao động mới làm việc được 6 tháng.
Lý do chủ yếu cho các yêu cầu chấm dứt hợp đồng là mong muốn được làm việc với bạn bè (38,5%), lương thấp (27,9%) và môi trường làm việc không tốt (14,4%).
Kết quả là 96,8% các công ty đã thực sự đồng ý cho người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng.
Các DNNVV cho biết phản ứng của lao động nước ngoài khi công ty từ chối chấm dứt hợp đồng là làm việc một cách qua loa, đối phó (33,3%); giả vờ ốm/bệnh (27,1%); nghỉ việc không báo trước (25,0%).
Các DNNVV cũng cho hay các biện pháp thích hợp để đối phó với những hành vi này đó là buộc xuất cảnh (38,2%), trừ điểm khi tái nhập cảnh (26,8%), rút ngắn thời gian lưu trú (22,2%).
Theo đó, một số ý kiến đóng góp được đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng này đó là chính phủ nên đưa ra quy định về thời gian làm việc tối thiểu tại công ty đầu tiên sau khi nhập cảnh đối với người lao động nước ngoài.
68,4% cho rằng người lao động nước ngoài cần phải làm việc trên 3 năm ở công ty đầu tiên trước khi có thể đổi sang công ty mới. 61,2% cho rằng nên cấm hoàn toàn việc thay đổi nơi làm việc hoặc tăng cường hạn chế thay đổi nơi làm việc.
Mặt khác, 75,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng nên đưa ra ưu đãi cho lao động nước ngoài chưa từng thay đổi nơi làm việc chẳng hạn như cho phép người lao động kéo dài thời gian lưu trú tại Hàn Quốc.
Theo bài trình bày về 'Kết quả khảo sát những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa do người lao động yêu cầu thay đổi nơi làm việc' do Nghiên cứu viên Noh Min-sun thuộc Viện nghiên cứu kinh doanh mạo hiểm vừa và nhỏ công bố, có tới 42,3% lao động nước ngoài làm việc chưa tới 1 năm tại công ty đầu tiên sau khi nhận được giấy phép lao động.
Đây là kết quả khảo sát 500 DNNVV có từ 5 lao động trở lên và có sử dụng lao động nước ngoài (visa E-9) từ ngày 9~15/5 do Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc thực hiện.
Kết quả khảo sát cho thấy 68% DNNVV trả lời gặp phải tình trạng lao động nước ngoài đề nghị chấm dứt hợp đồng để thay đổi nơi làm việc và 58,2% trong số các đề nghị chấm dứt hợp đồng là từ những lao động mới làm việc được 6 tháng.
Lý do chủ yếu cho các yêu cầu chấm dứt hợp đồng là mong muốn được làm việc với bạn bè (38,5%), lương thấp (27,9%) và môi trường làm việc không tốt (14,4%).
Kết quả là 96,8% các công ty đã thực sự đồng ý cho người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng.
Các DNNVV cho biết phản ứng của lao động nước ngoài khi công ty từ chối chấm dứt hợp đồng là làm việc một cách qua loa, đối phó (33,3%); giả vờ ốm/bệnh (27,1%); nghỉ việc không báo trước (25,0%).
Các DNNVV cũng cho hay các biện pháp thích hợp để đối phó với những hành vi này đó là buộc xuất cảnh (38,2%), trừ điểm khi tái nhập cảnh (26,8%), rút ngắn thời gian lưu trú (22,2%).
Theo đó, một số ý kiến đóng góp được đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng này đó là chính phủ nên đưa ra quy định về thời gian làm việc tối thiểu tại công ty đầu tiên sau khi nhập cảnh đối với người lao động nước ngoài.
68,4% cho rằng người lao động nước ngoài cần phải làm việc trên 3 năm ở công ty đầu tiên trước khi có thể đổi sang công ty mới. 61,2% cho rằng nên cấm hoàn toàn việc thay đổi nơi làm việc hoặc tăng cường hạn chế thay đổi nơi làm việc.
Mặt khác, 75,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng nên đưa ra ưu đãi cho lao động nước ngoài chưa từng thay đổi nơi làm việc chẳng hạn như cho phép người lao động kéo dài thời gian lưu trú tại Hàn Quốc.