Đời sống Xã hội

86% người tiêu dùng Hàn Quốc đồng ý mua sản phẩm thân thiện với môi trường dù giá thành có đắt hơn

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:56 20-06-2023
Có thể thấy, nhận thức về văn hóa tiêu dùng thân thiện với môi trường đã lan tỏa rõ rệt tại Hàn Quốc.

 

[Ảnh=Getty Images Bank]

Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến với 1.000 người trưởng thành ở độ tuổi từ 20~60 vào tháng 4 năm nay và công bố kết quả vào ngày 20, cho thấy 90,7% (907 người) bày tỏ ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường. Con số này tăng 8,4 điểm phần trăm so với năm trước (82,3%).

Đặc biệt, 86,4% tổng số người được hỏi cho biết sẵn sàng mua các sản phẩm thân thiện với môi trường ngay cả khi giá có cao hơn một chút so với mặt bằng chung. Giá thành chênh lệch mà những người được hỏi cho rằng có thể chấp nhận được phổ biến nhất là cao hơn các sản phẩm thông thường từ 5~10%.

Cuộc khảo sát này được thực hiện nhắm vào những người tiêu dùng đã thực sự mua hoặc dự định mua sản phẩm bằng cách tham khảo 'Thông tin so sánh chất lượng sản phẩm' do Cơ quan người tiêu dùng Hàn Quốc cung cấp.

Mặt khác, tỷ lệ người được hỏi cho rằng thông tin so sánh chất lượng sản phẩm từ Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc có 'ảnh hưởng đến quyết định mua hàng' là 86,4%.

Để giúp người tiêu dùng mua sản phẩm một cách hợp lý và hướng dẫn các công ty cạnh tranh công bằng, Viện Người tiêu dùng đã công bố thông tin so sánh chất lượng của 22 mặt hàng bao gồm đồ gia dụng và nhu yếu phẩm hàng ngày. Kể từ nửa cuối năm ngoái, ngoài việc cung cấp 'Bảng kết quả toàn diện về so sánh chất lượng', Viện còn cung cấp 'Hướng dẫn lựa chọn và mua hàng' tóm tắt rõ ràng về chất lượng, công dụng, giá thành và hiệu suất chi phí của từng sản phẩm.

Măt khác, các thông tin liên quan có thể được xác nhận trên cổng thông tin tiêu dùng toàn diện 'Consumer 24' (consumer.go.kr).

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기