Đời sống Xã hội

Tăng trưởng của các nền tảng bán hàng hiệu trực tuyến tại Hàn Quốc chững lại do lạm phát cao

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:41 19-09-2023
Khi thị trường tiêu dùng đóng băng do suy thoái kinh tế, nhu cầu về hàng xa xỉ và tốc độ tăng trưởng của thị trường tại Hàn Quốc vốn đã tăng bùng nổ kể từ sau dịch Covid-19 đang có dấu hiệu chậm lại. Các nền tảng bán hàng xa xỉ trực tuyến tại Hàn Quốc đang tăng tốc nỗ lực cải thiện lợi nhuận bằng cách đảm bảo lượng khách hàng trung thành và giảm chi phí tiếp thị thay vì tăng trưởng bên ngoài bằng cách tăng khối lượng giao dịch. 

 
ẢnhInternet
[Ảnh=Internet]
Theo Balaan (một nền tảng bán hàng xa xỉ thông qua hợp đồng với các nhà cung cấp chọn lọc trong nước và cửa hàng ở nước ngoài) ngày 18, phân tích dữ liệu khách hàng cho thấy tỷ lệ quay lại mua hàng trong nửa đầu năm nay là 70%, tăng gần 40 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái (30%). Trong trường hợp của Trenbe, tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng là 72% vào tháng 6/2023.

Việc ngành công nghiệp hàng xa xỉ trực tuyến tiết lộ tỷ lệ khách hàng quay tở lại mua hàng trong năm nay được coi là điều bất thường. Ba nên tảng bao gồm Must It, Balaan và Trenbe đang cố gắng thể hiện sự tăng trưởng của mình bằng cách tiết lộ quy mô số tiền giao dịch của mình vào năm ngoái.

Tuy nhiên, người ta giải thích rằng xu hướng kinh doanh đã thay đổi do người ta lo ngại về tính bền vững của các nền tảng buôn bán hàng xa xỉ, khi số tiền giao dịch không tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng thực tế của công ty. Trên thực tế cả ba công ty đều đang duy trì mức thâm hụt và các chuyên gia chỉ ra rằng các nền tảng này đang tập trung vào việc tăng cường lợi nhuận hơn là tăng trưởng bên ngoài.

Theo hệ thống công bố điện tử của Cơ quan Giám sát Tài chính, khoản lỗ hoạt động của Must It và Balaan năm 2022 lần lượt là 16,8 tỷ won và 37,4 tỷ won, tăng lần lượt 6,8 tỷ won và 18,8 tỷ won so với năm trước đó. Trong cùng kỳ, doanh thu của Must It là 33,1 tỷ KRW và doanh thu của Balaan là 89,1 tỷ KRW, tăng lần lượt 66,3% và 70,7% so với năm trước. Tuy đạt được mức tăng trưởng bên ngoài nhưng doanh thu thực chất lại không đạt được kết quả đáng kể.

Trong trường hợp của Trenbe, lỗ hoạt động trong năm 2022 là 20,7 tỷ KRW, giảm 9,6 tỷ KRW so với năm trước đó, tuy nhiên doanh thu cũng chỉ đạt 88,2 tỷ KRW, giảm 8,4% so với năm 2021 (96,3 tỷ KRW).

Khi thị trường tiêu dùng thu hẹp, các nền tảng bán đồ xa xỉ trực tuyến dường như đang ngày càng phải tập trung vào việc cải thiện khả năng sinh lời, đang có xu hướng ngày càng giảm sút của mình. Một ví dụ điển hình là việc giảm chi phí quảng cáo.

Trenbe đã giảm 80% chi phí tiếp thị trong nửa đầu năm nay so với năm ngoái. Do tập trung vào cải tiến dịch vụ thay vì cạnh tranh quá mức về chi phí thông qua tiếp thị, ROAS (chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo bằng cách đo lường doanh thu so với chi tiêu quảng cáo) đã tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi chi phí thu hút khách hàng giảm 70%.

Một quan chức của Trenbe cho biết, "Trong nửa cuối năm, chúng tôi sẽ tập trung khả năng của mình vào việc cải thiện dịch vụ bằng cách tránh cạnh tranh liều lĩnh về chi phí tiếp thị. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu các dịch vụ mới giúp phân tích và phản ánh nhu cầu của khách hàng dựa trên dữ liệu".

Mặt khác, Balaan lại chọn đi theo hướng tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng và mở rộng lượng khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Balaan đã thiết lập một hệ thống ba cấp nhằm cung cấp các dịch vụ thân thiện với khách hàng bắt đầu với dịch vụ hỗ trợ khách hàng 'Balaan Care' lấy sản phẩm làm trung tâm vào tháng 9/2022, 'Balaan Care Plus' tập trung vào quan hệ đối tác vào tháng 2 và 'Hệ thống trách nhiệm bồi thường khi giao hàng' vào tháng 5.

Đặc biệt, 'Hệ thống bồi thường trách nhiệm vận chuyển' được phân tích là có tác dụng thiết thực trong việc mang lại trải nghiệm dịch vụ tích cực, chẳng hạn như cải thiện tỷ lệ chậm trễ vận chuyển lên 50% và tỷ lệ hết hàng (sold-out) lên 20% kể từ khi được đưa vào áp dụng.

Một quan chức của Balaan cho biết: "Chúng tôi đang tập trung vào việc tăng cường lòng trung thành (của khách hàng) với nền tảng thông qua các chính sách thân thiện với khách hàng. Đúng là thị trường chung gần đây đã chậm lại, nhưng Balaan vẫn đang duy trì được lượng khách hàng vững chắc thông qua những nỗ lực không ngừng".

Đối với Must It, nền tảng này chọn cách kết hợp với Tập đoàn CJ để bắt đầu bán các sản phẩm xa xỉ trên cả sàn thương mại điện tử CJ OnStyle thông qua tích hợp giao diện lập trình ứng dụng (API).

Năm ngoái, CJ OnStyle đã đầu tư 20 tỷ won vào Must It và đang có kế hoạch tăng cường sức mạnh tổng hợp giữa 2 nền tảng với nhau. Cửa hàng độc quyền của Must-It cũng đã được thiết lập trong CJ OnStyle. Tại cửa hàng độc quyền, khách hàng có thể xem nhanh tất cả các sản phẩm được bán bởi Must It, cũng như các thương hiệu đang 'hot' hiện tại và các sản phẩm bán chạy nhất của Must It.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기