Đảo Jeju, nằm về phía tây nam của Bán đảo Triều Tiên, là hòn đảo lớn nhất và vô cùng nổi tiếng của Hàn Quốc. Không chỉ với du khách mà với cả người dân Hàn Quốc, nếu đang tìm kiếm một nơi để thư giãn, tránh xa sự xô bồ của thành phố và tận hưởng thiên nhiên thì Jeju luôn là điểm đến hoàn hảo. Chính vì lý do đó, có thời điểm người dân Hàn Quốc đổ xô di cư ra đảo Jeju sinh sống giúp cho số lượng cư dân trên đảo tăng lên quá 10.000 người/năm.
Tuy nhiên hiện nay chính quyền đảo đang vô cùng lo lắng về sự sụt giảm dân số tại địa phương khi lần đầu tiên sau 14 năm, số lượng cư dân tại đây ghi nhận xu hướng giảm.
Tuy nhiên hiện nay chính quyền đảo đang vô cùng lo lắng về sự sụt giảm dân số tại địa phương khi lần đầu tiên sau 14 năm, số lượng cư dân tại đây ghi nhận xu hướng giảm.
Theo thông tin tổng hợp của Tỉnh tự trị đặc biệt Jeju, tính từ tháng 1~9/2023 địa phương này đã chứng kiến lượng người rời đi ròng là 1.026 người, với số lượng người ra khỏi đảo (chuyển đi) đã vượt quá số người đến cư trú tại đảo (chuyển đến). Tính đến tháng 9 năm nay, dân số đăng ký thường trú tại đảo là 676.317 người, giảm 1.842 so với cuối năm ngoái (678.159).
Đây là lần đầu tiên Jeju ghi nhận xu hướng chuyển đi ròng kể từ năm 2009 khi 1.015 người rời khỏi đảo. Đặc biệt, năm 2014, lượng dân số chuyển đến ròng tại Jeju lần đầu tiên vượt quá 10.000 người, sau đó đạt mức kỷ lục 14.632 người vào năm 2016. Đó cũng chính là thời điểm cơn sốt rời thành phố về sống ở Jeju đang lan rộng khắp Hàn Quốc.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2017, đường cong đi lên của xu hướng này đã bị phá vỡ, lượng dân số chuyển đến ròng cũng giảm dần. Cuối cùng bắt đầu ghi nhận lượng dân số chuyển đi ròng từ đầu năm nay (2023).
Xem xét về độ tuổi, sự chuyển đi của những người trẻ tuổi là điều đáng lưu ý.
Tính đến tháng 5/2023, trong khi số lượng cư dân thuộc nhóm tuổi trên 50 tăng lên thì cư dân trong nhóm tuổi dưới 50 lại giảm. Cụ thể có tới 5.045 người ở độ tuổi 40 trở xuống đã rời khỏi Jeju, trong đó có 1.457 người dưới 9 tuổi, 422 người ở độ tuổi 10~19, 1.723 người ở độ tuổi 20~29, 757 người ở độ tuổi 30~39 và 686 người ở độ tuổi 40~49. Ngược lại, có 3.943 người ở độ tuổi 50 trở lên đã di cư đến đảo Jeju sinh sống, trong đó 595 người ở độ tuổi 50~59, 2.378 người ở ở độ tuổi 60~69, 370 người ở độ tuổi 70~79, 290 người ở độ tuổi 80~89 và 310 người ở độ tuổi trên 90.
Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Hàn Quốc cho biết trong 'Dữ liệu phân tích lượng người chuyển đi ròng của thanh niên ở Jeju' công bố vào tháng 6 như sau "(Sự gia tăng số lượng ròng chuyển đi của thanh niên) dường như là do các yếu tố như điền kiện làm việc không với mức lương thấp, giá sinh hoạt cao, gánh nặng chi phí nhà ở và suy thoái trong hoạt động tự kinh doanh".
Lee (33 tuổi, nữ), chuyển đến Jeju vào năm 2018 và quyết định bỏ Jeju để trở về quê hương tại Incheon vào năm ngoái, cho biết: "Khi đang tìm việc, tôi được nhận vào một công ty sản xuất sản phẩm chăn nuôi ở Jeju. Vào thời điểm đó có lẽ tôi đã quá ảo tưởng về Jeju nên đã quyết định chuyển đến Jeju. Tuy nhiên khi bắt đầu sống trên đảo, tôi đã vô cùng khó khăn để có thể xoay sở với mức lương hàng tháng khoảng 2 triệu won do giá thuê nhà và vật giá ở đây tương đối cao, đồng thời những bạn bè mà tôi quen biết, giao lưu hàng ngày cũng vô cùng ít nên dần dần tôi cảm thấy như bị cô lập".
Jeong (33 tuổi), người đã xin việc tại một hãng hàng không và rời quê hương Jeju trong năm nay để đến định cư ở Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong, cho biết: "Tôi có rất nhiều lo lắng khi rời quê hương, nhưng tôi quyết định rằng sẽ không thể tìm được công việc với mức lương cao như vậy ở Jeju nên gia đình bốn người của tôi cuối cùng đã quyết định chuyển đến Cheongju".
Với tình hình có phần ngày càng nghiêm trọng hơn, chính quyền đảo Jeju đang cố gắng níu chân người dân bằng cách đầu tư một khoản ngân sách lớn.
Tháng 5 vừa qua, chính quyền tỉnh Jeju đã công bố 'Kế hoạch thực hiện chính sách dân số', trong đó thông báo rằng tổng số 207,5 tỷ won sẽ được đầu tư để thực hiện bốn chiến lược chính và 66 nhiệm vụ chi tiết tập trung vào △ ứng phó với tỷ lệ sinh thấp △ mở rộng dân số hoạt động kinh tế △ chuẩn bị cho một xã hội già đi △ và tạo ra các cộng đồng địa phương. Ngoài ra, chính quyền cũng công bố các chính sách tạo việc làm có chất lượng bằng cách thúc đẩy các ngành công nghiệp mới như hydro xanh, vũ trụ, sinh học và UAM.
Đây là lần đầu tiên Jeju ghi nhận xu hướng chuyển đi ròng kể từ năm 2009 khi 1.015 người rời khỏi đảo. Đặc biệt, năm 2014, lượng dân số chuyển đến ròng tại Jeju lần đầu tiên vượt quá 10.000 người, sau đó đạt mức kỷ lục 14.632 người vào năm 2016. Đó cũng chính là thời điểm cơn sốt rời thành phố về sống ở Jeju đang lan rộng khắp Hàn Quốc.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2017, đường cong đi lên của xu hướng này đã bị phá vỡ, lượng dân số chuyển đến ròng cũng giảm dần. Cuối cùng bắt đầu ghi nhận lượng dân số chuyển đi ròng từ đầu năm nay (2023).
Xem xét về độ tuổi, sự chuyển đi của những người trẻ tuổi là điều đáng lưu ý.
Tính đến tháng 5/2023, trong khi số lượng cư dân thuộc nhóm tuổi trên 50 tăng lên thì cư dân trong nhóm tuổi dưới 50 lại giảm. Cụ thể có tới 5.045 người ở độ tuổi 40 trở xuống đã rời khỏi Jeju, trong đó có 1.457 người dưới 9 tuổi, 422 người ở độ tuổi 10~19, 1.723 người ở độ tuổi 20~29, 757 người ở độ tuổi 30~39 và 686 người ở độ tuổi 40~49. Ngược lại, có 3.943 người ở độ tuổi 50 trở lên đã di cư đến đảo Jeju sinh sống, trong đó 595 người ở độ tuổi 50~59, 2.378 người ở ở độ tuổi 60~69, 370 người ở độ tuổi 70~79, 290 người ở độ tuổi 80~89 và 310 người ở độ tuổi trên 90.
Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Hàn Quốc cho biết trong 'Dữ liệu phân tích lượng người chuyển đi ròng của thanh niên ở Jeju' công bố vào tháng 6 như sau "(Sự gia tăng số lượng ròng chuyển đi của thanh niên) dường như là do các yếu tố như điền kiện làm việc không với mức lương thấp, giá sinh hoạt cao, gánh nặng chi phí nhà ở và suy thoái trong hoạt động tự kinh doanh".
Lee (33 tuổi, nữ), chuyển đến Jeju vào năm 2018 và quyết định bỏ Jeju để trở về quê hương tại Incheon vào năm ngoái, cho biết: "Khi đang tìm việc, tôi được nhận vào một công ty sản xuất sản phẩm chăn nuôi ở Jeju. Vào thời điểm đó có lẽ tôi đã quá ảo tưởng về Jeju nên đã quyết định chuyển đến Jeju. Tuy nhiên khi bắt đầu sống trên đảo, tôi đã vô cùng khó khăn để có thể xoay sở với mức lương hàng tháng khoảng 2 triệu won do giá thuê nhà và vật giá ở đây tương đối cao, đồng thời những bạn bè mà tôi quen biết, giao lưu hàng ngày cũng vô cùng ít nên dần dần tôi cảm thấy như bị cô lập".
Jeong (33 tuổi), người đã xin việc tại một hãng hàng không và rời quê hương Jeju trong năm nay để đến định cư ở Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong, cho biết: "Tôi có rất nhiều lo lắng khi rời quê hương, nhưng tôi quyết định rằng sẽ không thể tìm được công việc với mức lương cao như vậy ở Jeju nên gia đình bốn người của tôi cuối cùng đã quyết định chuyển đến Cheongju".
Với tình hình có phần ngày càng nghiêm trọng hơn, chính quyền đảo Jeju đang cố gắng níu chân người dân bằng cách đầu tư một khoản ngân sách lớn.
Tháng 5 vừa qua, chính quyền tỉnh Jeju đã công bố 'Kế hoạch thực hiện chính sách dân số', trong đó thông báo rằng tổng số 207,5 tỷ won sẽ được đầu tư để thực hiện bốn chiến lược chính và 66 nhiệm vụ chi tiết tập trung vào △ ứng phó với tỷ lệ sinh thấp △ mở rộng dân số hoạt động kinh tế △ chuẩn bị cho một xã hội già đi △ và tạo ra các cộng đồng địa phương. Ngoài ra, chính quyền cũng công bố các chính sách tạo việc làm có chất lượng bằng cách thúc đẩy các ngành công nghiệp mới như hydro xanh, vũ trụ, sinh học và UAM.