Giá cả của các hoạt động văn hóa, giải trí tại Hàn Quốc trong năm 2023 đã tăng hơn 3%, mức tăng lớn nhất trong 27 năm. Cùng với các sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) như máy tính bảng, giá các dịch vụ trực tiếp như phí tham dự các trận đấu thể thao cũng có mức tăng tương đối cao.
Theo Cổng thông tin thống kê quốc gia Hàn Quốc (KOSIS) vào ngày 9, chỉ số giá văn hóa và giải trí năm 2023 là 107,07 (2020 = 100), tăng 3,7% so với một năm trước.
Đây là mức tăng cao nhất trong 27 năm kể từ năm 1996 (3,9%).
Giá văn hóa, giải trí là con số tổng hợp xu hướng giá liên quan đến hoạt động văn hóa, giải trí khi chỉ số giá tiêu dùng được phân loại theo mục đích chi tiêu. Giá văn hóa giải trí bao gồm phí sử dụng phòng karaoke, cơ sở giải trí và phòng PC, phí vào cửa xem phim và biểu diễn nghệ thuật cũng như giá máy tính, sách và TV.
Tốc độ tăng giá văn hóa, giải trí có tỷ lệ -0,2% vào năm 2019 và -1,0% vào năm 2020, sau đó tăng lên 0,4% vào năm 2021 và 2,8% vào năm 2022.
Năm 2023, khi mọi người có xu hướng tham gia vào nhiều các hoạt động ngoài trời hơn do dịch Covid-19 đã được chỉ định là bệnh đặc hữu thì giá cả của các hoạt động có liên quan cũng đồng loạt tăng theo.
Trên thực tế, phí tham dự các trận thi đấu thể thao (10,2%), du lịch nước ngoài theo tour (9,1%), dịch vụ chụp ảnh (7,6%) và dịch vụ karaoke (7,2%) có tỷ lệ tăng tương đối cao.
Phí vào cửa đối với các cơ sở giải trí (6,0%), phí xem biểu diễn nghệ thuật (5,6%) và phí tham gia các lớp học văn hóa (5,5%) cũng tăng hơn 5%.
Mặt hàng tăng giá nhiều nhất là thiết bị đa phương tiện di động như máy tính bảng (17,9%). Điều này được hiểu là do ảnh hưởng của việc tăng giá vận chuyển sản phẩm mới.
Các mặt hàng CNTT khác như ổ cứng ngoài và thiết bị lưu trữ khác (15,6%) và vật tư tiêu hao máy tính (9,8%) cũng có mức tăng mạnh.
Năm 2023, khi các hoạt động gặp mặt tăng lên, giá dịch vụ lưu trú cũng ghi nhận mức tăng cao. Trong đó, giá dịch vụ lưu trú tăng 5,5% trong năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong 21 năm kể từ năm 2002 (6,4%).
Phí sử dụng chung cư tăng 8,0%, cao nhất trong số các hạng mục. Phí lưu trú tại khách sạn (7,6%), phí lưu trú tại nhà trọ (4,5%), phí sử dụng cơ sở nghỉ dưỡng (3,8%) và phí ký túc xá trường học (2,8%) cũng tăng.
Đây là mức tăng cao nhất trong 27 năm kể từ năm 1996 (3,9%).
Giá văn hóa, giải trí là con số tổng hợp xu hướng giá liên quan đến hoạt động văn hóa, giải trí khi chỉ số giá tiêu dùng được phân loại theo mục đích chi tiêu. Giá văn hóa giải trí bao gồm phí sử dụng phòng karaoke, cơ sở giải trí và phòng PC, phí vào cửa xem phim và biểu diễn nghệ thuật cũng như giá máy tính, sách và TV.
Tốc độ tăng giá văn hóa, giải trí có tỷ lệ -0,2% vào năm 2019 và -1,0% vào năm 2020, sau đó tăng lên 0,4% vào năm 2021 và 2,8% vào năm 2022.
Năm 2023, khi mọi người có xu hướng tham gia vào nhiều các hoạt động ngoài trời hơn do dịch Covid-19 đã được chỉ định là bệnh đặc hữu thì giá cả của các hoạt động có liên quan cũng đồng loạt tăng theo.
Trên thực tế, phí tham dự các trận thi đấu thể thao (10,2%), du lịch nước ngoài theo tour (9,1%), dịch vụ chụp ảnh (7,6%) và dịch vụ karaoke (7,2%) có tỷ lệ tăng tương đối cao.
Phí vào cửa đối với các cơ sở giải trí (6,0%), phí xem biểu diễn nghệ thuật (5,6%) và phí tham gia các lớp học văn hóa (5,5%) cũng tăng hơn 5%.
Mặt hàng tăng giá nhiều nhất là thiết bị đa phương tiện di động như máy tính bảng (17,9%). Điều này được hiểu là do ảnh hưởng của việc tăng giá vận chuyển sản phẩm mới.
Các mặt hàng CNTT khác như ổ cứng ngoài và thiết bị lưu trữ khác (15,6%) và vật tư tiêu hao máy tính (9,8%) cũng có mức tăng mạnh.
Năm 2023, khi các hoạt động gặp mặt tăng lên, giá dịch vụ lưu trú cũng ghi nhận mức tăng cao. Trong đó, giá dịch vụ lưu trú tăng 5,5% trong năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong 21 năm kể từ năm 2002 (6,4%).
Phí sử dụng chung cư tăng 8,0%, cao nhất trong số các hạng mục. Phí lưu trú tại khách sạn (7,6%), phí lưu trú tại nhà trọ (4,5%), phí sử dụng cơ sở nghỉ dưỡng (3,8%) và phí ký túc xá trường học (2,8%) cũng tăng.