Trong bối cảnh thị trường kinh doanh các quán cà phê tại Hàn Quốc đang ngày càng bão hòa, Starbucks Hàn Quốc được cho là đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bằng cách bắt đầu bán một số thức uống có cồn.
Theo Cổng thông tin thống kê thuế quốc gia của Cục Thuế quốc gia Hàn Quốc, tính đến tháng 12/2023, số lượng quán cà phê trên Hàn Quốc là 95.801, tăng 2.732 cửa hàng (2,94%) so với cùng kỳ năm 2022 (93.069).
Trong khi Ediya Coffee, đứng đầu về thị phần, vận hành khoảng 3.500 cửa hàng, thì Mega Coffee và Compose Coffee cũng bám theo sát nút với lần lượt 2.000 và 1.720 cửa hàng, còn Paik's Coffee và The Venti cũng đang lần lượt vận hành hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền.
Gần đây, các quán cà phê toàn cầu đã chọn Hàn Quốc làm nơi thử nghiệm và lần lượt đổ bộ vào Hàn Quốc. Trong khi các thương hiệu cà phê nội địa đang cạnh tranh khốc liệt do giá cả tăng cao và bão hòa thị trường thì “cuộc chiến cà phê” lại càng khốc liệt hơn khi các thương hiệu cà phê lớn toàn cầu gia nhập hàng ngũ.
Lý do khiến họ lần lượt xâm nhập thị trường Hàn Quốc là vì văn hóa cà phê đã được hình thành từ lâu. Trước đây người Hàn uống cà phê như một thói quen sau bữa ăn hoặc cùng uống cà phê để cùng nhau trò chuyện. Tuy nhiên hiện nay, văn hóa uống cà phê cũng đã sâu sắc hơn với nhiều người thực sự có mong muốn "thẩm" cà phê thông qua việc thử các loại hạt cà phê khác nhau hay các phương pháp chiết xuất, pha chế đa dạng.
Tuy nhiên, ngành liên quan lo ngại về sự cạnh tranh quá mức khi chỉ hai đến ba năm trước, mọi người cực kỳ cảnh giác với sự ra đời của các cửa hàng cà phê lớn như Starbucks và A Twosome Place, nhưng giờ đây, sự xuất hiện của các thương hiệu cà phê giá rẻ tương tự đã trở thành mối lo ngại chung trong ngành.
Theo đó, Starbucks gần đây đã chú ý đến việc các quán cà phê không còn chỉ là nơi uống cà phê nữa. Starbucks Hàn Quốc định hướng trở thành không gian để mọi người có thể học tập, làm việc và cả ăn uống vì thế thương hiệu đã quyết định tăng cường thực đơn đồ ăn tại các cửa hàng. Ngoài việc tăng đáng kể số lượng ổ cắm để dành cho việc sử dụng máy tính xách tay, Starbucks Hàn Quốc cũng thêm vào menu rất nhiều món ăn phụ khác nhau để phục vụ khách hàng.
Có thể thấy Starbucks Hàn Quốc đang tập trung nỗ lực củng cố dòng sản phẩm F&B (thực phẩm và đồ uống) của mình bằng cách tuyển dụng Choi Hyun-jung, bếp trưởng điều hành của McDonald's Hàn Quốc, người đã tạo ra những cú hit cho McDonald's, làm giám đốc thực phẩm và đồ uống cho Starbucks Hàn Quốc vào tháng 7 năm ngoái (2023). Choi được biết đến là chuyên gia trong việc xây dựng thực đơn ẩm thực chứ không chỉ riêng đồ ăn nhẹ và các món tráng miệng.
Bên cạnh đó, gần đây Starbucks Hàn Quốc cũng cho biết thông tin về việc bắt đầu bán đồ uống có cồn.
Starbucks Hàn Quốc có kế hoạch bán đồ uống được pha chế tại quán có chứa cồn tại một vài cửa hàng ở một số khu vực nhất định chẳng hạn như ở Busan, sớm nhất là vào cuối tháng 3/2024. Để có thể pha chế và bán các lại thức uống có cồn, Starbucks Hàn Quốc cũng đã hoàn tất quá trình thay đổi giấy phép kinh doanh từ 'nhà hàng (không cho phép buôn bán đồ có cồn)' thành 'nhà hàng tổng hợp'.
Starbucks đang chuẩn bị phát triển và bán thực đơn đồ uống phù hợp với đặc điểm địa phương, bao gồm cả cocktail, bắt đầu từ cuối tháng này tại chi nhánh X the Sky ở Haeundae, Busan. Một khu vực khác mà Starbucks hiện đang cân nhắc việc bán đồ uống có cồn là đảo Jeju. Tuy nhiên, vị trí chi tiết của cửa hàng hiện đang được xem xét nội bộ.
Sở dĩ Starbucks chọn Busan và Jeju làm khu vực bán đồ uống có cồn là vì họ nhận định sẽ có rất nhiều nhu cầu từ giới trẻ tìm mua rượu ở bãi biển, nơi có nhiều khách du lịch đổ về trong mùa cao điểm hè.
Một quan chức của Starbucks cho biết đây là lần đầu tiên đồ uống có cồn được pha chế và bán trực tiếp tại cửa hàng Starbucks ở Hàn Quốc.
Nồng độ cồn trong thực đơn đồ uống có cồn hiện đang được chuẩn bị là khoảng 5 độ, tương tự như bia. Khách hàng mua đồ uống có cồn tại cửa hàng phải xuất trình thẻ căn cước nhằm kiểm tra độ tuổi.
Ngành kinh doanh cà phê tin rằng nếu thành công của Starbucks trong việc bán đồ uống có cồn tại cửa hàng Busan được xác nhận thì không thể loại trừ khả năng các cửa hàng cà phê khác cũng sẽ có động thái tương tự là thay đổi giấy phép kinh doanh cửa hàng để có thể kinh doanh thêm mảng đồ uống có cồn, đặc biệt là ở các cửa hàng có vị trí đặc biệt như xung quanh/gần bãi biển.
Tuy nhiên có thông báo rằng Starbucks không có kế hoạch bán đồ uống có chứa cồn ngoài hai địa điểm hiện đã được lên kế hoạch.
Một quan chức cho biết: "Thật khó để bắt đầu bán các đồ uống có chứa rượu cùng một lúc tại hơn 1.900 cửa hàng trên toàn quốc. Thêm vào đó, để được phép pha chế trực tiếp và bán đồ uống có cồn tại các cửa hàng đang hoạt động như quán cà phê pha chế thì chúng tôi còn phải trải qua quá trình chuyển đổi báo cáo kinh doanh từ 'nhà hàng' sang 'nhà hàng tổng hợp'".
Trong khi Ediya Coffee, đứng đầu về thị phần, vận hành khoảng 3.500 cửa hàng, thì Mega Coffee và Compose Coffee cũng bám theo sát nút với lần lượt 2.000 và 1.720 cửa hàng, còn Paik's Coffee và The Venti cũng đang lần lượt vận hành hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền.
Gần đây, các quán cà phê toàn cầu đã chọn Hàn Quốc làm nơi thử nghiệm và lần lượt đổ bộ vào Hàn Quốc. Trong khi các thương hiệu cà phê nội địa đang cạnh tranh khốc liệt do giá cả tăng cao và bão hòa thị trường thì “cuộc chiến cà phê” lại càng khốc liệt hơn khi các thương hiệu cà phê lớn toàn cầu gia nhập hàng ngũ.
Lý do khiến họ lần lượt xâm nhập thị trường Hàn Quốc là vì văn hóa cà phê đã được hình thành từ lâu. Trước đây người Hàn uống cà phê như một thói quen sau bữa ăn hoặc cùng uống cà phê để cùng nhau trò chuyện. Tuy nhiên hiện nay, văn hóa uống cà phê cũng đã sâu sắc hơn với nhiều người thực sự có mong muốn "thẩm" cà phê thông qua việc thử các loại hạt cà phê khác nhau hay các phương pháp chiết xuất, pha chế đa dạng.
Tuy nhiên, ngành liên quan lo ngại về sự cạnh tranh quá mức khi chỉ hai đến ba năm trước, mọi người cực kỳ cảnh giác với sự ra đời của các cửa hàng cà phê lớn như Starbucks và A Twosome Place, nhưng giờ đây, sự xuất hiện của các thương hiệu cà phê giá rẻ tương tự đã trở thành mối lo ngại chung trong ngành.
Theo đó, Starbucks gần đây đã chú ý đến việc các quán cà phê không còn chỉ là nơi uống cà phê nữa. Starbucks Hàn Quốc định hướng trở thành không gian để mọi người có thể học tập, làm việc và cả ăn uống vì thế thương hiệu đã quyết định tăng cường thực đơn đồ ăn tại các cửa hàng. Ngoài việc tăng đáng kể số lượng ổ cắm để dành cho việc sử dụng máy tính xách tay, Starbucks Hàn Quốc cũng thêm vào menu rất nhiều món ăn phụ khác nhau để phục vụ khách hàng.
Có thể thấy Starbucks Hàn Quốc đang tập trung nỗ lực củng cố dòng sản phẩm F&B (thực phẩm và đồ uống) của mình bằng cách tuyển dụng Choi Hyun-jung, bếp trưởng điều hành của McDonald's Hàn Quốc, người đã tạo ra những cú hit cho McDonald's, làm giám đốc thực phẩm và đồ uống cho Starbucks Hàn Quốc vào tháng 7 năm ngoái (2023). Choi được biết đến là chuyên gia trong việc xây dựng thực đơn ẩm thực chứ không chỉ riêng đồ ăn nhẹ và các món tráng miệng.
Bên cạnh đó, gần đây Starbucks Hàn Quốc cũng cho biết thông tin về việc bắt đầu bán đồ uống có cồn.
Starbucks Hàn Quốc có kế hoạch bán đồ uống được pha chế tại quán có chứa cồn tại một vài cửa hàng ở một số khu vực nhất định chẳng hạn như ở Busan, sớm nhất là vào cuối tháng 3/2024. Để có thể pha chế và bán các lại thức uống có cồn, Starbucks Hàn Quốc cũng đã hoàn tất quá trình thay đổi giấy phép kinh doanh từ 'nhà hàng (không cho phép buôn bán đồ có cồn)' thành 'nhà hàng tổng hợp'.
Starbucks đang chuẩn bị phát triển và bán thực đơn đồ uống phù hợp với đặc điểm địa phương, bao gồm cả cocktail, bắt đầu từ cuối tháng này tại chi nhánh X the Sky ở Haeundae, Busan. Một khu vực khác mà Starbucks hiện đang cân nhắc việc bán đồ uống có cồn là đảo Jeju. Tuy nhiên, vị trí chi tiết của cửa hàng hiện đang được xem xét nội bộ.
Sở dĩ Starbucks chọn Busan và Jeju làm khu vực bán đồ uống có cồn là vì họ nhận định sẽ có rất nhiều nhu cầu từ giới trẻ tìm mua rượu ở bãi biển, nơi có nhiều khách du lịch đổ về trong mùa cao điểm hè.
Một quan chức của Starbucks cho biết đây là lần đầu tiên đồ uống có cồn được pha chế và bán trực tiếp tại cửa hàng Starbucks ở Hàn Quốc.
Nồng độ cồn trong thực đơn đồ uống có cồn hiện đang được chuẩn bị là khoảng 5 độ, tương tự như bia. Khách hàng mua đồ uống có cồn tại cửa hàng phải xuất trình thẻ căn cước nhằm kiểm tra độ tuổi.
Ngành kinh doanh cà phê tin rằng nếu thành công của Starbucks trong việc bán đồ uống có cồn tại cửa hàng Busan được xác nhận thì không thể loại trừ khả năng các cửa hàng cà phê khác cũng sẽ có động thái tương tự là thay đổi giấy phép kinh doanh cửa hàng để có thể kinh doanh thêm mảng đồ uống có cồn, đặc biệt là ở các cửa hàng có vị trí đặc biệt như xung quanh/gần bãi biển.
Tuy nhiên có thông báo rằng Starbucks không có kế hoạch bán đồ uống có chứa cồn ngoài hai địa điểm hiện đã được lên kế hoạch.
Một quan chức cho biết: "Thật khó để bắt đầu bán các đồ uống có chứa rượu cùng một lúc tại hơn 1.900 cửa hàng trên toàn quốc. Thêm vào đó, để được phép pha chế trực tiếp và bán đồ uống có cồn tại các cửa hàng đang hoạt động như quán cà phê pha chế thì chúng tôi còn phải trải qua quá trình chuyển đổi báo cáo kinh doanh từ 'nhà hàng' sang 'nhà hàng tổng hợp'".