Kể từ tháng 1 vừa qua, thị trường âm nhạc Hàn Quốc đã chào đón sự ra mắt của 3~4 nhóm nhạc "tân binh" và thậm chí trong thời gian tới dự kiến sẽ có thêm khoảng 10 nhóm nhạc nữa gia nhập hàng ngũ thần tượng mới. Tuy nhiên, khoảng cách về độ nổi tiếng giữa thần tượng đến từ các công ty lớn và thần tượng đến từ các công ty vừa và nhỏ cũng ngày càng rõ ràng hơn.
Theo ngành công nghiệp âm nhạc vào ngày 9, chỉ trong thang 3 đã có tới 4 nhóm nhạc nữ mới được ra mắt bao gồm Illit đến từ Belif Lab (một nhánh thuộc HYBE), UNIS từ chương trình thử giọng 'Universe Ticket', Candy Shop do nhà soạn nhạc Brave Brothers sản xuất, và Rescene từ The Muse Entertainment.
Vào ngày 1/4, nhóm nhạc nữ mới Baby Monster của YG Entertainment cũng đã chính thức ra mắt, các nhóm nhạc nữ như VVUP và SPIA cũng đã lần lượt được giới thiệu đến công chúng.
Không chỉ các nhóm nhạc nữ, ngay từ đầu năm đã có không ít các nhóm tân binh nam được cho ra mắt chẳng hạn như TWS của Pledis, ALL(H)OURS của Eden Entertainment, DXMON của SSQ Entertainment, NCT Wish của SM Entertainment và NOMAD được giám sát bởi nhà sản xuất nổi tiếng DK.
Ngoài ra, vẫn còn ít nhất hai nhóm nữ mới bao gồm nhóm Unicode, dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 4. Một số công ty như The Black Label và Big Planet Made cũng công bố kế hoạch về việc cho ra mắt các nhóm nhạc nữ trong nửa đầu năm nay.
Các công ty làm mọi thứ có thể để tung ra các nhóm nhạc mới tựu chung là là do kỳ vọng của họ đối với thị trường K-pop toàn cầu vẫn còn vô cùng tích cực.
Mặc dù tin đồn về một cuộc khủng hoảng K-pop đã lan truyền từ năm ngoái, nhưng trên thực tế những số liệu vẫn cho thấy xu hướng tăng trưởng, vì thế các công ty giải trí không thể đứng ngoài trong cuộc cạnh tranh này.
Theo Cục Hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu album vật lý K-pop năm 2023 đạt xấp xỉ 380 tỷ won, tăng 25,5% so với năm trước đó, ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay.
Tuy có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty giải trí, tuy nhiên xu hướng chung vẫn tập trung vào những nhóm tân binh đến từ các công ty lớn.
Chẳng hạn như nhóm nữ Illit và nhóm nam TWS thuộc HYBE (công ty chủ quản của nhóm nhạc toàn cầu BTS) đều chiếm vị trí đầu tiên trên các chương trình phát sóng âm nhạc tại Hàn Quốc với các bài hát đầu tay của họ. Tính đến ngày 8, ca khúc 'Magnetic' của Illit đã đứng đầu trong 'Top 100' của Melon còn ca khúc 'plot twist' của TWS cũng đang đứng ở vị trí thứ 3.
Đặc biệt, ca khúc 'Magnetic' của Illit đã đạt được thành tích trở thành ca khúc đầu tay của nhóm nhạc K-pop đầu tiên đứng ở vị trí thứ 80 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn chính thức 'Top 100' của Vương quốc Anh.
Baby Monster cũng bắt đầu đảm bảo lượng fandom toàn cầu khi ca khúc 'Sheesh' lọt vào bảng xếp hạng bài hát hàng đầu hàng ngày của Spotify, nền tảng âm nhạc lớn nhất thế giới.
Mini album đầu tay của Baby Monster cũng đã bán được hơn 400.000 bản trong tuần đầu tiên phát hành, lập kỷ lục về doanh số tuần đầu tiên cao nhất của một album do một nhóm nhạc nữ K-pop phát hành sau khi ra mắt.
Trong trường hợp của NCT Wish, doanh thu trong tuần đầu tiên phát hành album mới đã vượt quá 280.000 bản và nhóm cũng đã lập nhiều kỷ lục, bao gồm vị trí số 1 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày Oricon của Nhật Bản và vị trí số 1 trên Bảng xếp hạng album hàng đầu iTunes của 7 quốc gia/khu vực.
Mặt khác, doanh số bán album đầu tay của thần tượng mới từ một công ty vừa và nhỏ trong tuần đầu tiên phát hành chỉ bằng 1/10 đến 1/5 so với một công ty lớn, và rất khó để tìm thấy tên của các nhóm nhạc mới đến từ các công ty nhỏ trên các bảng xếp hạng âm nhạc lớn tại Hàn Quốc.
Ngành công nghiệp âm nhạc tin rằng xét về lượng fandom, hệ thống và sức mạnh vốn sẵn có, không khó để các công ty giải trí lớn thống trị trong thị trường nhóm nhạc thần tượng tân binh.
Chẳng hạn, trong fandom nước ngoài của Baby Monster, có một tỷ lệ cao người hâm mộ thuộc fandom của nhóm "đàn chị" Blackpink. Trong trường hợp của TWS, nhóm cũng được công nhận khi hoạt động dưới danh hiệu 'Nhóm em trai của Seventeen'. Còn NCT Wish cũng ra mắt với tư cách là nhóm nhỏ (unit) cuối cùng của NCT, thu hút sự chú ý không nhỏ từ fandom NCT hiện tại.
Quan chức của một công ty giải trí lớn cho biết: "Các thành viên của nhóm nhạc thuộc một công ty giải trí lớn thường được công ty quảng bá ngay từ khi còn là thực tập sinh để gây dựng sự chú ý của người hâm mộ và sau đó sẽ ra mắt trong sự kỳ vọng cao của fandom K-pop. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua 'hiệu ứng nhỏ giọt (trickle-down effect)' từ các nghệ sĩ chính của công ty".
Một môi trường mà các kênh quảng cáo được đa dạng hóa không chỉ thông qua phát sóng mà còn nhiều kênh dịch vụ mạng xã hội (SNS) cũng có thể mang lại lợi ích cho các công ty giải trí lớn do sở hữu nguồn vốn dồi dào.
Không giống như các công ty vừa và nhỏ phải lựa chọn và tập trung vào một vài kênh quảng bá với số vốn hạn chế, các công ty lớn có thể sử dụng nhiều công cụ quảng cáo khác nhau, từ video ngắn (shorts) và tiếp thị lan truyền cho đến xuất hiện trên các chương trình phát sóng ở nước ngoài.
Vào ngày 1/4, nhóm nhạc nữ mới Baby Monster của YG Entertainment cũng đã chính thức ra mắt, các nhóm nhạc nữ như VVUP và SPIA cũng đã lần lượt được giới thiệu đến công chúng.
Không chỉ các nhóm nhạc nữ, ngay từ đầu năm đã có không ít các nhóm tân binh nam được cho ra mắt chẳng hạn như TWS của Pledis, ALL(H)OURS của Eden Entertainment, DXMON của SSQ Entertainment, NCT Wish của SM Entertainment và NOMAD được giám sát bởi nhà sản xuất nổi tiếng DK.
Ngoài ra, vẫn còn ít nhất hai nhóm nữ mới bao gồm nhóm Unicode, dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 4. Một số công ty như The Black Label và Big Planet Made cũng công bố kế hoạch về việc cho ra mắt các nhóm nhạc nữ trong nửa đầu năm nay.
Các công ty làm mọi thứ có thể để tung ra các nhóm nhạc mới tựu chung là là do kỳ vọng của họ đối với thị trường K-pop toàn cầu vẫn còn vô cùng tích cực.
Mặc dù tin đồn về một cuộc khủng hoảng K-pop đã lan truyền từ năm ngoái, nhưng trên thực tế những số liệu vẫn cho thấy xu hướng tăng trưởng, vì thế các công ty giải trí không thể đứng ngoài trong cuộc cạnh tranh này.
Theo Cục Hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu album vật lý K-pop năm 2023 đạt xấp xỉ 380 tỷ won, tăng 25,5% so với năm trước đó, ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay.
Tuy có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty giải trí, tuy nhiên xu hướng chung vẫn tập trung vào những nhóm tân binh đến từ các công ty lớn.
Đặc biệt, ca khúc 'Magnetic' của Illit đã đạt được thành tích trở thành ca khúc đầu tay của nhóm nhạc K-pop đầu tiên đứng ở vị trí thứ 80 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn chính thức 'Top 100' của Vương quốc Anh.
Baby Monster cũng bắt đầu đảm bảo lượng fandom toàn cầu khi ca khúc 'Sheesh' lọt vào bảng xếp hạng bài hát hàng đầu hàng ngày của Spotify, nền tảng âm nhạc lớn nhất thế giới.
Mini album đầu tay của Baby Monster cũng đã bán được hơn 400.000 bản trong tuần đầu tiên phát hành, lập kỷ lục về doanh số tuần đầu tiên cao nhất của một album do một nhóm nhạc nữ K-pop phát hành sau khi ra mắt.
Trong trường hợp của NCT Wish, doanh thu trong tuần đầu tiên phát hành album mới đã vượt quá 280.000 bản và nhóm cũng đã lập nhiều kỷ lục, bao gồm vị trí số 1 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày Oricon của Nhật Bản và vị trí số 1 trên Bảng xếp hạng album hàng đầu iTunes của 7 quốc gia/khu vực.
Mặt khác, doanh số bán album đầu tay của thần tượng mới từ một công ty vừa và nhỏ trong tuần đầu tiên phát hành chỉ bằng 1/10 đến 1/5 so với một công ty lớn, và rất khó để tìm thấy tên của các nhóm nhạc mới đến từ các công ty nhỏ trên các bảng xếp hạng âm nhạc lớn tại Hàn Quốc.
Ngành công nghiệp âm nhạc tin rằng xét về lượng fandom, hệ thống và sức mạnh vốn sẵn có, không khó để các công ty giải trí lớn thống trị trong thị trường nhóm nhạc thần tượng tân binh.
Chẳng hạn, trong fandom nước ngoài của Baby Monster, có một tỷ lệ cao người hâm mộ thuộc fandom của nhóm "đàn chị" Blackpink. Trong trường hợp của TWS, nhóm cũng được công nhận khi hoạt động dưới danh hiệu 'Nhóm em trai của Seventeen'. Còn NCT Wish cũng ra mắt với tư cách là nhóm nhỏ (unit) cuối cùng của NCT, thu hút sự chú ý không nhỏ từ fandom NCT hiện tại.
Quan chức của một công ty giải trí lớn cho biết: "Các thành viên của nhóm nhạc thuộc một công ty giải trí lớn thường được công ty quảng bá ngay từ khi còn là thực tập sinh để gây dựng sự chú ý của người hâm mộ và sau đó sẽ ra mắt trong sự kỳ vọng cao của fandom K-pop. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua 'hiệu ứng nhỏ giọt (trickle-down effect)' từ các nghệ sĩ chính của công ty".
Một môi trường mà các kênh quảng cáo được đa dạng hóa không chỉ thông qua phát sóng mà còn nhiều kênh dịch vụ mạng xã hội (SNS) cũng có thể mang lại lợi ích cho các công ty giải trí lớn do sở hữu nguồn vốn dồi dào.
Không giống như các công ty vừa và nhỏ phải lựa chọn và tập trung vào một vài kênh quảng bá với số vốn hạn chế, các công ty lớn có thể sử dụng nhiều công cụ quảng cáo khác nhau, từ video ngắn (shorts) và tiếp thị lan truyền cho đến xuất hiện trên các chương trình phát sóng ở nước ngoài.