Trước tình hình "lạm phát bữa trưa (lunchflation, được ghép bởi 2 từ lunch: bữa trưa và inflation: lạm phát)", có thể thấy ngành cửa hàng tiện lợi tại Hàn Quốc đang phần nào được hưởng lợi nhờ những hộp cơm trưa tiết kiệm chi phí.
Theo cổng thông tin giá tổng hợp của Cơ quan tiêu dùng Hàn Quốc vào ngày 21, giá cơm cuộn rong biển (gimbap) trong số 8 món ăn ngoài tiêu biểu được người tiêu dùng ở Seoul thường xuyên mua trong tháng 4 đã vượt quá 3.300 won, ở mức 3.362 won (khoảng 63.000 VNĐ); mỳ tương đen (jajangmyeon) có giá 7.146 won (khoảng 133.000 VNĐ), mì cắt (kalguksu) có giá 9.154 won (khoảng 171.000 VNĐ) và mì lạnh có giá 11.692 won (khoảng 218.000 VNĐ).
Cũng chịu ảnh hưởng tăng giá tuy nhiên sản phẩm cơm hộp tại các cửa hàng tiện lợi vẫn có giá thành vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền của số đông. Nhờ đó, trên thực tế, doanh số bán hộp cơm trưa trong tháng 4/2024 tại 4 thương hiệu cửa hàng tiện lợi lớn của Hàn Quốc (CU, GS25, Emart 24, 7-eleven) đã tăng 17~25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trong những lý do khiến hộp cơm trưa ở cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng là vì chúng tiết kiệm chi phí hơn đáng kể so với một bữa ăn ngoài hàng quán. Giá hộp cơm trưa tại 4 cửa hàng tiện lợi thường dao động từ 3.000 đến 7.000 won (khoảng 56.000~130.000 VNĐ).
Mới đây vào ngày 8/5, Emart 24 đã ra mắt hộp cơm trưa Bitcoin có giá 5.900 won (khoảng 110.000 VNĐ). Hộp cơm trưa Bitcoin này đi kèm với một phiếu giảm giá cho phép người mua nhận được số Bitcoin trị giá lên tới 10.000 won. Ban đầu kế hoạch bán hộp cơm trưa Bitcoin sẽ kéo dài từ ngày 8~31/5 thông qua các cửa hàng trực tiếp và đặt hàng trước trực tuyến, tuy nhiên tất cả số lượng sản phẩm được chuẩn bị đã được bán hết vào ngày 18, chỉ 10 ngày sau khi được ra mắt.
Đối với CU, tháng 2 vừa qua, thương hiệu này cũng đã tung ra dòng sản phẩm 'Bữa ăn tiện lợi choáng ngợp' với lượng đồ ăn tăng 20~30% so với sản phẩm hiện có. Dòng sản phẩm này đã đạt doanh số tích lũy vượt quá 2,5 triệu hộp trong vòng ba tuần kể từ khi ra mắt và 5 triệu hộp đã được bán cho đến nay. Nhờ sự phổ biến của dòng sản phẩm này, CU có kế hoạch tung ra loạt sản phẩm tiếp theo trong tháng 5 này.
Cách đây không lâu, GS25 cũng mới cho ra mắt món 'Thịt heo cốt lết nhà làm Hyejaroun', với miếng thịt cốt lết có đường kính lên tới 20cm. Giá của hộp cơm này là 4.500 won (khoảng 84.000 VNĐ), bằng một nửa giá thịt lợn cốt lết size to thông thường (10.000 won) được bán trên thị trường. Từ tháng 2 năm ngoái, khi dòng cơm hộp Kim Hye-ja được tung ra thị trường cho đến tháng 4 năm nay, doanh số bán hàng tích lũy của các hộp cơm thuộc dòng sản phẩm này đã vượt quá 30 triệu hộp.
Trong tháng 4, 7-eleven cũng đã tung ra món cơm trộn 'Masjangwoo Gobbaebi Bibimbap', tăng 30% về trọng lượng so với sản phẩm cơm trộn thông thường. Theo đó, trọng lượng lượng hộp cơm trưa tăng lên nhưng giá tính theo mỗi gram lại được hạ xuống để giảm bớt gánh nặng về giá cho người tiêu dùng.
Một quan chức ngành cửa hàng tiện lợi cho biết: "Trong thời đại giá cả cao như hiện nay, dòng sản phẩm hộp cơm trưa ở cửa hàng tiện lợi tiết kiệm chi phí đang mang lại sự hài lòng về mặt tài chính cho người tiêu dùng và giúp thị trường bữa ăn tiện lợi ở cửa hàng tiện lợi phát triển ngày càng tích cực".
Cũng chịu ảnh hưởng tăng giá tuy nhiên sản phẩm cơm hộp tại các cửa hàng tiện lợi vẫn có giá thành vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền của số đông. Nhờ đó, trên thực tế, doanh số bán hộp cơm trưa trong tháng 4/2024 tại 4 thương hiệu cửa hàng tiện lợi lớn của Hàn Quốc (CU, GS25, Emart 24, 7-eleven) đã tăng 17~25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trong những lý do khiến hộp cơm trưa ở cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng là vì chúng tiết kiệm chi phí hơn đáng kể so với một bữa ăn ngoài hàng quán. Giá hộp cơm trưa tại 4 cửa hàng tiện lợi thường dao động từ 3.000 đến 7.000 won (khoảng 56.000~130.000 VNĐ).
Mới đây vào ngày 8/5, Emart 24 đã ra mắt hộp cơm trưa Bitcoin có giá 5.900 won (khoảng 110.000 VNĐ). Hộp cơm trưa Bitcoin này đi kèm với một phiếu giảm giá cho phép người mua nhận được số Bitcoin trị giá lên tới 10.000 won. Ban đầu kế hoạch bán hộp cơm trưa Bitcoin sẽ kéo dài từ ngày 8~31/5 thông qua các cửa hàng trực tiếp và đặt hàng trước trực tuyến, tuy nhiên tất cả số lượng sản phẩm được chuẩn bị đã được bán hết vào ngày 18, chỉ 10 ngày sau khi được ra mắt.
Đối với CU, tháng 2 vừa qua, thương hiệu này cũng đã tung ra dòng sản phẩm 'Bữa ăn tiện lợi choáng ngợp' với lượng đồ ăn tăng 20~30% so với sản phẩm hiện có. Dòng sản phẩm này đã đạt doanh số tích lũy vượt quá 2,5 triệu hộp trong vòng ba tuần kể từ khi ra mắt và 5 triệu hộp đã được bán cho đến nay. Nhờ sự phổ biến của dòng sản phẩm này, CU có kế hoạch tung ra loạt sản phẩm tiếp theo trong tháng 5 này.
Cách đây không lâu, GS25 cũng mới cho ra mắt món 'Thịt heo cốt lết nhà làm Hyejaroun', với miếng thịt cốt lết có đường kính lên tới 20cm. Giá của hộp cơm này là 4.500 won (khoảng 84.000 VNĐ), bằng một nửa giá thịt lợn cốt lết size to thông thường (10.000 won) được bán trên thị trường. Từ tháng 2 năm ngoái, khi dòng cơm hộp Kim Hye-ja được tung ra thị trường cho đến tháng 4 năm nay, doanh số bán hàng tích lũy của các hộp cơm thuộc dòng sản phẩm này đã vượt quá 30 triệu hộp.
Trong tháng 4, 7-eleven cũng đã tung ra món cơm trộn 'Masjangwoo Gobbaebi Bibimbap', tăng 30% về trọng lượng so với sản phẩm cơm trộn thông thường. Theo đó, trọng lượng lượng hộp cơm trưa tăng lên nhưng giá tính theo mỗi gram lại được hạ xuống để giảm bớt gánh nặng về giá cho người tiêu dùng.
Một quan chức ngành cửa hàng tiện lợi cho biết: "Trong thời đại giá cả cao như hiện nay, dòng sản phẩm hộp cơm trưa ở cửa hàng tiện lợi tiết kiệm chi phí đang mang lại sự hài lòng về mặt tài chính cho người tiêu dùng và giúp thị trường bữa ăn tiện lợi ở cửa hàng tiện lợi phát triển ngày càng tích cực".