Mức lương trung bình của người lao động Hàn Quốc bằng gần 92% mức lương trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và khoảng cách để vươn tới mốc lương trung bình tiêu chuẩn của OECD dường như đang được thu hẹp dần.
Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn tồn đọng 1 số vấn đề cần giải quyết như khoảng cách tiền lương theo giới là lớn nhất trong số các nước thành viên OECD, hay khoảng cách tiền lương giữa các tập đoàn lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng bị nới rộng.
Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn tồn đọng 1 số vấn đề cần giải quyết như khoảng cách tiền lương theo giới là lớn nhất trong số các nước thành viên OECD, hay khoảng cách tiền lương giữa các tập đoàn lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng bị nới rộng.
Theo OECD ngày 23, mức lương trung bình của người lao động Hàn Quốc tính đến năm 2022 là 48.922 USD/năm (khoảng 1,2 tỷ VNĐ), cao nhất từ trước đến nay. Con số này cũng tương đương 91,6% mức lương trung bình của các nước thành viên OECD.
Tiền lương trung bình của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 90% vào năm 2020 sau khi tăng từ 89,7% năm 2019 lên 90,4%, sau đó tiếp tục tăng lên mức 90,6% vào năm 2021.
Nếu so sánh với 30 năm trước (năm 1992; 63,8%), con số đã cao gấp 1,4 lần.
Mức lương trung bình của lao động Hàn Quốc là khoảng 26.000 USD vào năm 1992 và lần đầu tiên vượt quá 40.000 USD vào năm 2011 (40.252 USD) và tới năm 2022 đã gần đạt 50.000 USD.
Năm 2022, mức lương trung bình của Hàn Quốc đứng thứ 19 trong số 38 nước thành viên OECD.
Quốc gia đứng đầu là Iceland với 79.473 USD, tiếp theo là Luxembourg (78.310 USD), Mỹ (77.463 USD), Thụy Sĩ (72.993 USD), Bỉ (64.848 USD) và Đan Mạch (64.127 USD).
Ngược lại, Mexico là quốc gia có mức lương trung bình thấp nhất trong OECD với 16.685 USD. Hy Lạp (25.979 USD) và Slovakia (26.263 USD) cũng là các quốc gia xếp dưới trong bảng lương trung bình của OECD.
Nhật Bản đứng thứ 25 với 41.509 USD. Mức lương trung bình của Hàn Quốc theo tiêu chuẩn năm 2022 đã cao gấp 1,2 lần so với Nhật Bản.
Mức lương trung bình của công nhân Hàn Quốc là 40.746 USD vào năm 2014, lần đầu tiên vượt qua mức lương của Nhật Bản (40.257 USD). Kể từ đó, khoảng cách tiếp tục gia tăng, và khi Hàn Quốc đạt gần 49.000 USD vào năm 2022 thì Nhật Bản giảm xuống dưới 42.000 USD.
Như vậy, mức lương trung bình của lao động Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản và tiếp tục thu hẹp khoảng cách với mức trung bình của OECD, tuy nhiên Hàn Quốc vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục chẳng hạn như khoảng cách đáng kể theo giới tính hay theo quy mô công ty và hình thức làm việc.
Khoảng cách tiền lương theo giới ở Hàn Quốc là 31,2% tính đến năm 2022, đứng đầu trong số các nước thành viên OECD. Ở Nhật Bản là 21,3% và ở Mỹ là khoảng 17,0%.
Theo 'Kết quả thu nhập lao động và việc làm năm 2022' do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố vào tháng 2, thu nhập trung bình của người lao động tại các công ty lớn tính đến tháng 12/2022 là 5,91 triệu won/tháng (lương trước thuế), cao hơn gấp 2,1 lần so với các công ty vừa và nhỏ (2,86 triệu won).
Theo kết quả khảo sát tình trạng lao động theo loại việc làm do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc công bố vào cuối tháng 4, mức lương theo giờ của người lao động chính thức là 24.799 won, gấp 1,4 lần so với người lao động không thường xuyên/tạm thời (17.586 won).
Các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng các chính sách nhằm giảm bớt khoảng cách tiền lương theo giới, cũng như giữa các tập đoàn lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động thường xuyên và không thường xuyên để tránh gây ra xung đột xã hội.
Noh Min-seon, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu doanh nghiệp mạo hiểm vừa và nhỏ, cho biết: "Chúng ta cần tập trung hơn vào các chính sách nhằm giảm bớt khoảng cách tiền lương theo giới và theo quy mô công ty. Chúng ta cũng cần nâng cao mức độ sử dụng lao động nữ giới bằng cách cải thiện năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngăn chặn sự gián đoạn kinh nghiệm ở tuổi 30 của lao động nữ".
Tiền lương trung bình của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 90% vào năm 2020 sau khi tăng từ 89,7% năm 2019 lên 90,4%, sau đó tiếp tục tăng lên mức 90,6% vào năm 2021.
Nếu so sánh với 30 năm trước (năm 1992; 63,8%), con số đã cao gấp 1,4 lần.
Mức lương trung bình của lao động Hàn Quốc là khoảng 26.000 USD vào năm 1992 và lần đầu tiên vượt quá 40.000 USD vào năm 2011 (40.252 USD) và tới năm 2022 đã gần đạt 50.000 USD.
Năm 2022, mức lương trung bình của Hàn Quốc đứng thứ 19 trong số 38 nước thành viên OECD.
Quốc gia đứng đầu là Iceland với 79.473 USD, tiếp theo là Luxembourg (78.310 USD), Mỹ (77.463 USD), Thụy Sĩ (72.993 USD), Bỉ (64.848 USD) và Đan Mạch (64.127 USD).
Ngược lại, Mexico là quốc gia có mức lương trung bình thấp nhất trong OECD với 16.685 USD. Hy Lạp (25.979 USD) và Slovakia (26.263 USD) cũng là các quốc gia xếp dưới trong bảng lương trung bình của OECD.
Nhật Bản đứng thứ 25 với 41.509 USD. Mức lương trung bình của Hàn Quốc theo tiêu chuẩn năm 2022 đã cao gấp 1,2 lần so với Nhật Bản.
Mức lương trung bình của công nhân Hàn Quốc là 40.746 USD vào năm 2014, lần đầu tiên vượt qua mức lương của Nhật Bản (40.257 USD). Kể từ đó, khoảng cách tiếp tục gia tăng, và khi Hàn Quốc đạt gần 49.000 USD vào năm 2022 thì Nhật Bản giảm xuống dưới 42.000 USD.
Như vậy, mức lương trung bình của lao động Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản và tiếp tục thu hẹp khoảng cách với mức trung bình của OECD, tuy nhiên Hàn Quốc vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục chẳng hạn như khoảng cách đáng kể theo giới tính hay theo quy mô công ty và hình thức làm việc.
Khoảng cách tiền lương theo giới ở Hàn Quốc là 31,2% tính đến năm 2022, đứng đầu trong số các nước thành viên OECD. Ở Nhật Bản là 21,3% và ở Mỹ là khoảng 17,0%.
Theo 'Kết quả thu nhập lao động và việc làm năm 2022' do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố vào tháng 2, thu nhập trung bình của người lao động tại các công ty lớn tính đến tháng 12/2022 là 5,91 triệu won/tháng (lương trước thuế), cao hơn gấp 2,1 lần so với các công ty vừa và nhỏ (2,86 triệu won).
Theo kết quả khảo sát tình trạng lao động theo loại việc làm do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc công bố vào cuối tháng 4, mức lương theo giờ của người lao động chính thức là 24.799 won, gấp 1,4 lần so với người lao động không thường xuyên/tạm thời (17.586 won).
Các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng các chính sách nhằm giảm bớt khoảng cách tiền lương theo giới, cũng như giữa các tập đoàn lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động thường xuyên và không thường xuyên để tránh gây ra xung đột xã hội.
Noh Min-seon, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu doanh nghiệp mạo hiểm vừa và nhỏ, cho biết: "Chúng ta cần tập trung hơn vào các chính sách nhằm giảm bớt khoảng cách tiền lương theo giới và theo quy mô công ty. Chúng ta cũng cần nâng cao mức độ sử dụng lao động nữ giới bằng cách cải thiện năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngăn chặn sự gián đoạn kinh nghiệm ở tuổi 30 của lao động nữ".