Trong tình hình gánh nặng chi phí sinh hoạt cao, doanh số bán thực phẩm trong ngành phân phối tại Hàn Quốc tiếp tục bùng nổ. Các sản phẩm thay thế bữa ăn tại nhà (home meal replacement·HMR) và đồ ăn liền có thể mang đến một bữa ăn với giá cả phải chăng đang rất phổ biến ở cả thị trường trực tuyến và ngoại tuyến.
Theo E-Mart vào ngày 27, doanh số bán thực phẩm tươi sống tại Traders Wholesale Club, một cửa hàng bán sỉ, tính từ đầu năm cho đến ngày 22/5 đã tăng 14% trong so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán đồ ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn cũng tăng 6% và doanh số bán các món ăn sơ chế sẵn để nấu tại nhà (HMR) tăng 5%.
Homeplus cũng báo cáo doanh số bán thực phẩm tươi sống trực tuyến trong quý I/2024 (từ tháng 1~3) tăng 14% và HMR tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng trưởng về doanh số bán thực phẩm thông qua các nền tảng thương mại điện tử, vốn có lợi thế về giá so với các cửa hàng truyền thống, cũng rất đáng chú ý.
Từ tháng 1~5, doanh số bán thực phẩm tươi sống tại 'Smile Fresh', cửa hàng chuyên về dịch vụ mua sắm của Gmarket, nền tảng thương mại điện tử liên kết với Tập đoàn Shinsegae, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng doanh số theo từng mặt hàng, rau ăn lá là cao nhất ở mức 84%, tiếp theo là nấm và rau xanh ở mức 62%, thịt gà và trứng ở mức 51%, các loại hạt ở mức 48%, cá và rau ăn củ ở mức 38% mỗi loại, ngũ cốc và các lại hạt hỗn hợp ở mức 35% và kim chi ở mức 34%.
Trong cùng thời gian, doanh số bán thực phẩm chế biến sẵn như gimbap, bánh mì sandwich và HMR tại SSG.com cũng tăng 40%.
Curly, với trọng tâm chính là thực phẩm, đã đạt được thặng dư lợi nhuận hoạt động hàng quý đầu tiên kể từ khi thành lập nhờ doanh số bán thực phẩm tươi sống và chế biến tăng mạnh trong quý đầu tiên của năm nay.
Nhiều sự kiện giảm giá khác nhau do các nhà bán lẻ tổ chức cũng đã góp phần đẩy mạnh doanh thu cho các mặt hàng thực phẩm.
Chuyên gia trong ngành phân tích rằng sự phổ biến của thực phẩm tươi sống và thực phẩm tiện lợi trên cả mạng trực tuyến lẫn cửa hàng ngoại tuyến phần lớn là do giá cả ăn uống tại nhà hàng tăng vọt.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, tỷ lệ lạm phát khi đi ăn ngoài trong tháng 4/2024 là 3,0%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng trung bình (2,9%).
Hiện tượng tỷ lệ lạm phát giá nhà hàng vượt quá tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng trung bình đã tiếp diễn trong 35 tháng kể từ tháng 6/2021.
Theo bảng 'giá tham khảo' trên cổng thông tin giá toàn diện của Cơ quan tiêu dùng Hàn Quốc, trong số 8 thực đơn nhà hàng được người tiêu dùng thường xuyên gọi tính đến tháng 4 ở Seoul, chỉ có 4 món có thể ăn với giá 10.000 won (khoảng 185.000 VNĐ) là cơm cuộn rong biển 'gimbap' (trung bình 3.362 won), mì tương đen 'jajangmyeon' (7.146 won), set cơm và canh kimchi (8.115 won) và mì cắt 'kalguksu' (9.154 won).
Một số món như cơm trộn 'bibimbap' (10.769 won), mì lạnh (11.692 won), gà tần sâm (16.885 won) và thịt ba chỉ nướng (19.981 won) từ lâu đã vượt mốc 10.000 won.
Quan chức của một công ty thương mại điện tử cho biết: "Mặc dù giá nguyên liệu thực phẩm gần đây cũng đã tăng lên rất nhiều tuy nhiên người tiêu dùng dường như vẫn cảm thấy chi phí ăn ngoài mang đến gánh nặng lớn hơn".
Sự tăng trưởng về doanh số bán thực phẩm cũng nổi bật trong số liệu thống kê về hiệu quả hoạt động của các công ty phân phối của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng.
Doanh số bán thực phẩm tại các siêu thị lớn trong tháng 2 và tháng 3 năm nay tăng lần lượt 29,5% và 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm. Trong tháng 3, doanh số bán tất cả các mặt hàng phi thực phẩm tại các siêu thị lớn đều giảm nhưng doanh số bán thực phẩm vẫn duy trì mức tăng trưởng vững chắc.
Tại các siêu thị doanh nghiệp (SSM), tốc độ tăng trưởng doanh số bán thực phẩm hàng tháng từ tháng 1~3 năm nay là khoảng 10%, áp đảo nhóm phi thực phẩm, dao động từ -5 đến 5%. Doanh số bán đồ ăn trực tuyến cũng tăng 20~30% mỗi tháng, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các nhóm sản phẩm.
Mặt khác, gần đây, nhu cầu mua thực phẩm tại các trung tâm thương mại ngày càng tăng. Tại đây, thực phẩm đứng đầu trong số tất cả các nhóm sản phẩm với tốc độ tăng trưởng doanh số khoảng 40% tính đến tháng 2/2024 và tiếp tục tăng trưởng hai con số ở mức 11,2% trong tháng 3.
Homeplus cũng báo cáo doanh số bán thực phẩm tươi sống trực tuyến trong quý I/2024 (từ tháng 1~3) tăng 14% và HMR tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng trưởng về doanh số bán thực phẩm thông qua các nền tảng thương mại điện tử, vốn có lợi thế về giá so với các cửa hàng truyền thống, cũng rất đáng chú ý.
Từ tháng 1~5, doanh số bán thực phẩm tươi sống tại 'Smile Fresh', cửa hàng chuyên về dịch vụ mua sắm của Gmarket, nền tảng thương mại điện tử liên kết với Tập đoàn Shinsegae, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng doanh số theo từng mặt hàng, rau ăn lá là cao nhất ở mức 84%, tiếp theo là nấm và rau xanh ở mức 62%, thịt gà và trứng ở mức 51%, các loại hạt ở mức 48%, cá và rau ăn củ ở mức 38% mỗi loại, ngũ cốc và các lại hạt hỗn hợp ở mức 35% và kim chi ở mức 34%.
Trong cùng thời gian, doanh số bán thực phẩm chế biến sẵn như gimbap, bánh mì sandwich và HMR tại SSG.com cũng tăng 40%.
Curly, với trọng tâm chính là thực phẩm, đã đạt được thặng dư lợi nhuận hoạt động hàng quý đầu tiên kể từ khi thành lập nhờ doanh số bán thực phẩm tươi sống và chế biến tăng mạnh trong quý đầu tiên của năm nay.
Nhiều sự kiện giảm giá khác nhau do các nhà bán lẻ tổ chức cũng đã góp phần đẩy mạnh doanh thu cho các mặt hàng thực phẩm.
Chuyên gia trong ngành phân tích rằng sự phổ biến của thực phẩm tươi sống và thực phẩm tiện lợi trên cả mạng trực tuyến lẫn cửa hàng ngoại tuyến phần lớn là do giá cả ăn uống tại nhà hàng tăng vọt.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, tỷ lệ lạm phát khi đi ăn ngoài trong tháng 4/2024 là 3,0%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng trung bình (2,9%).
Hiện tượng tỷ lệ lạm phát giá nhà hàng vượt quá tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng trung bình đã tiếp diễn trong 35 tháng kể từ tháng 6/2021.
Theo bảng 'giá tham khảo' trên cổng thông tin giá toàn diện của Cơ quan tiêu dùng Hàn Quốc, trong số 8 thực đơn nhà hàng được người tiêu dùng thường xuyên gọi tính đến tháng 4 ở Seoul, chỉ có 4 món có thể ăn với giá 10.000 won (khoảng 185.000 VNĐ) là cơm cuộn rong biển 'gimbap' (trung bình 3.362 won), mì tương đen 'jajangmyeon' (7.146 won), set cơm và canh kimchi (8.115 won) và mì cắt 'kalguksu' (9.154 won).
Một số món như cơm trộn 'bibimbap' (10.769 won), mì lạnh (11.692 won), gà tần sâm (16.885 won) và thịt ba chỉ nướng (19.981 won) từ lâu đã vượt mốc 10.000 won.
Quan chức của một công ty thương mại điện tử cho biết: "Mặc dù giá nguyên liệu thực phẩm gần đây cũng đã tăng lên rất nhiều tuy nhiên người tiêu dùng dường như vẫn cảm thấy chi phí ăn ngoài mang đến gánh nặng lớn hơn".
Sự tăng trưởng về doanh số bán thực phẩm cũng nổi bật trong số liệu thống kê về hiệu quả hoạt động của các công ty phân phối của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng.
Doanh số bán thực phẩm tại các siêu thị lớn trong tháng 2 và tháng 3 năm nay tăng lần lượt 29,5% và 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm. Trong tháng 3, doanh số bán tất cả các mặt hàng phi thực phẩm tại các siêu thị lớn đều giảm nhưng doanh số bán thực phẩm vẫn duy trì mức tăng trưởng vững chắc.
Tại các siêu thị doanh nghiệp (SSM), tốc độ tăng trưởng doanh số bán thực phẩm hàng tháng từ tháng 1~3 năm nay là khoảng 10%, áp đảo nhóm phi thực phẩm, dao động từ -5 đến 5%. Doanh số bán đồ ăn trực tuyến cũng tăng 20~30% mỗi tháng, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các nhóm sản phẩm.
Mặt khác, gần đây, nhu cầu mua thực phẩm tại các trung tâm thương mại ngày càng tăng. Tại đây, thực phẩm đứng đầu trong số tất cả các nhóm sản phẩm với tốc độ tăng trưởng doanh số khoảng 40% tính đến tháng 2/2024 và tiếp tục tăng trưởng hai con số ở mức 11,2% trong tháng 3.