Bất chấp nhu cầu trong nước chậm chạp, tiêu dùng ở nước ngoài của người Hàn Quốc lại ghi nhận mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, cho thấy sự tương phản trong mức tiêu dùng.
Theo báo cáo 'Xu hướng kinh tế' số ra tháng 7 của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) vào ngày 22, KDI cho biết, "Trái ngược với tiêu dùng trong nước tiếp tục trì trệ ở hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ một số ngành dịch vụ thì tiêu dùng ở nước ngoài tiếp tục tăng với tốc độ cao".
Sau đại dịch Covid-19, tiêu dùng trong các chuyến du lịch nước ngoài của người Hàn Quốc đang có xu hướng tăng trưởng tích cực do số lượng người xuất cảnh ngày càng tăng.
Theo cán cân thanh toán (tạm thời) của Ngân hàng Hàn Quốc, trong số cán cân dịch vụ vào tháng 5 vừa qua, cán cân du lịch đã bị thâm hụt 860 triệu USD.
Điều này là do các khoản thanh toán du lịch do người Hàn Quốc thực hiện ở nước ngoài (2,34 tỷ USD) vượt quá thu nhập lịch mà người nước ngoài chi tiêu tại Hàn Quốc (1,48 tỷ USD).
Số tiền chi tiêu cho du lịch của người Hàn Quốc trong tháng 5 tăng 4,9% so với cùng tháng năm ngoái (2,23 tỷ USD).
Tính trong thời gian tháng 5, chi tiêu cho du lịch của người Hàn Quốc đã giảm mạnh từ 2,75 tỷ USD năm 2019 xuống còn 790 triệu USD vào năm 2020 khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên từ đó đến nay đã phục hồi và liên tục tăng trưởng trong 4 năm liên tiếp, ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2019.
Mặt khác, các chỉ số liên quan đến tiêu dùng trong nước tại Hàn Quốc gần đây đều có dấu hiệu chậm lại.
Tháng 5 vừa qua, doanh số bán lẻ hay chính là là mức tiêu thụ hàng hóa, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy đà giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp. Mức giảm cũng mở rộng so với tháng 4 (-2,2%).
Mức giảm mở rộng chủ yếu ở ô tô con (-9,2%), quần áo (-6,8%), thực phẩm và đồ uống (-3,6%).
Ngay cả khi xem xét với tháng trước (thời gian điều chỉnh theo mùa), con số này vẫn ghi nhận xu hướng giảm trong hai tháng liên tiếp vào tháng 4 (-0,8%) và tháng 5 (-0,2%).
Tiêu thụ dịch vụ tiếp tục chậm lại, đặc biệt là trong ngành lưu trú và nhà hàng.
Trong sản xuất ngành dịch vụ trong tháng 5, ngành lưu trú và nhà hàng (-0,9%), vốn liên quan chặt chẽ đến tiêu dùng, ghi nhận mức giảm tháng thứ 4 liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành bán buôn và bán lẻ (-1,4%) cũng đã liên tục xuống dốc trong sáu tháng.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 6 ghi nhận 100,9, cho thấy xu hướng đi ngang ở mức trung bình dài hạn (100).
Có sự khác biệt trong nhận thức giữa chính phủ Hàn Quốc và các viện nghiên cứu quốc gia về tình hình nhu cầu trong nước hiện nay trong ba tháng qua.
Trong “Xu hướng kinh tế gần đây” (Sách xanh) xuất bản hàng tháng, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đã dự đoán sẽ có "dấu hiệu phục hồi nhu cầu trong nước" kể từ tháng 5.
KDI thể hiện nhận thức ảm đạm về tình hình nhu cầu trong nước khi bày tỏ "nhu cầu trong nước tiếp tục ì ạch" trong báo cáo tháng 5, "nhu cầu trong nước chưa có dấu hiệu phục hồi" trong báo cáo tháng 6 và "chưa thấy sự phục hồi nhu cầu trong nước" trong báo cáo tháng 7.
Cũng có dự đoán nếu việc cắt giảm lãi suất bị trì hoãn do những biến động như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong thời gian tới thì quá trình phục hồi tiêu dùng tại Hàn Quốc kahr năng cao sẽ bị chậm lại.
Jung Gyu-cheol, người đứng đầu Cục Dự báo Kinh tế KDI, dự đoán: "Lãi suất cơ bản của Mỹ và lãi suất thị trường của Hàn Quốc có mối liên hệ với nhau. Nếu việc cắt giảm lãi suất của Mỹ bị trì hoãn và lãi suất thị trường của Hàn Quốc vẫn ở mức cao thì nhu cầu nội địa của Hàn Quốc có thể sẽ tiếp tục xấu đi".
Sau đại dịch Covid-19, tiêu dùng trong các chuyến du lịch nước ngoài của người Hàn Quốc đang có xu hướng tăng trưởng tích cực do số lượng người xuất cảnh ngày càng tăng.
Theo cán cân thanh toán (tạm thời) của Ngân hàng Hàn Quốc, trong số cán cân dịch vụ vào tháng 5 vừa qua, cán cân du lịch đã bị thâm hụt 860 triệu USD.
Điều này là do các khoản thanh toán du lịch do người Hàn Quốc thực hiện ở nước ngoài (2,34 tỷ USD) vượt quá thu nhập lịch mà người nước ngoài chi tiêu tại Hàn Quốc (1,48 tỷ USD).
Số tiền chi tiêu cho du lịch của người Hàn Quốc trong tháng 5 tăng 4,9% so với cùng tháng năm ngoái (2,23 tỷ USD).
Tính trong thời gian tháng 5, chi tiêu cho du lịch của người Hàn Quốc đã giảm mạnh từ 2,75 tỷ USD năm 2019 xuống còn 790 triệu USD vào năm 2020 khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên từ đó đến nay đã phục hồi và liên tục tăng trưởng trong 4 năm liên tiếp, ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2019.
Mặt khác, các chỉ số liên quan đến tiêu dùng trong nước tại Hàn Quốc gần đây đều có dấu hiệu chậm lại.
Tháng 5 vừa qua, doanh số bán lẻ hay chính là là mức tiêu thụ hàng hóa, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy đà giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp. Mức giảm cũng mở rộng so với tháng 4 (-2,2%).
Mức giảm mở rộng chủ yếu ở ô tô con (-9,2%), quần áo (-6,8%), thực phẩm và đồ uống (-3,6%).
Ngay cả khi xem xét với tháng trước (thời gian điều chỉnh theo mùa), con số này vẫn ghi nhận xu hướng giảm trong hai tháng liên tiếp vào tháng 4 (-0,8%) và tháng 5 (-0,2%).
Tiêu thụ dịch vụ tiếp tục chậm lại, đặc biệt là trong ngành lưu trú và nhà hàng.
Trong sản xuất ngành dịch vụ trong tháng 5, ngành lưu trú và nhà hàng (-0,9%), vốn liên quan chặt chẽ đến tiêu dùng, ghi nhận mức giảm tháng thứ 4 liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành bán buôn và bán lẻ (-1,4%) cũng đã liên tục xuống dốc trong sáu tháng.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 6 ghi nhận 100,9, cho thấy xu hướng đi ngang ở mức trung bình dài hạn (100).
Có sự khác biệt trong nhận thức giữa chính phủ Hàn Quốc và các viện nghiên cứu quốc gia về tình hình nhu cầu trong nước hiện nay trong ba tháng qua.
Trong “Xu hướng kinh tế gần đây” (Sách xanh) xuất bản hàng tháng, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đã dự đoán sẽ có "dấu hiệu phục hồi nhu cầu trong nước" kể từ tháng 5.
KDI thể hiện nhận thức ảm đạm về tình hình nhu cầu trong nước khi bày tỏ "nhu cầu trong nước tiếp tục ì ạch" trong báo cáo tháng 5, "nhu cầu trong nước chưa có dấu hiệu phục hồi" trong báo cáo tháng 6 và "chưa thấy sự phục hồi nhu cầu trong nước" trong báo cáo tháng 7.
Cũng có dự đoán nếu việc cắt giảm lãi suất bị trì hoãn do những biến động như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong thời gian tới thì quá trình phục hồi tiêu dùng tại Hàn Quốc kahr năng cao sẽ bị chậm lại.
Jung Gyu-cheol, người đứng đầu Cục Dự báo Kinh tế KDI, dự đoán: "Lãi suất cơ bản của Mỹ và lãi suất thị trường của Hàn Quốc có mối liên hệ với nhau. Nếu việc cắt giảm lãi suất của Mỹ bị trì hoãn và lãi suất thị trường của Hàn Quốc vẫn ở mức cao thì nhu cầu nội địa của Hàn Quốc có thể sẽ tiếp tục xấu đi".