Gần đây, khi các món ăn Hàn Quốc (K-food) trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nhiều thương hiệu cà phê của Hàn Quốc cũng nắm bắt thời cơ, tăng tốc mở rộng thị trường ra nước ngoài. Trong đó, các thương hiệu nhắm đến thị hiếu của người tiêu dùng bằng cách cung cấp nhiều thực đơn khác nhau, không chỉ bao gồm cà phê mà còn cả đồ uống và món tráng miệng, cũng như các món chuyên biệt phù hợp với thị trường địa phương.
Theo thông tin trong ngành, Hollys đã khai trương cửa hàng nước ngoài đầu tiên tại Namba Marui, Osaka, Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua.
Hollys giải thích rằng việc mở cửa hàng tại Nhật Bản là do nhận thấy xu hướng các quán cà phê và món tráng miệng theo phong cách Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến trong thế hệ trẻ ở quốc gia này.
Ngoài thực đơn giống với các món được bán tại Hàn Quốc, cửa hàng tại Nhật Bản còn có các món trong thực đơn giới hạn như 'Yakgwa Cream Latte' và 'Lucky Mugwort Latte'.
Một quan chức của Hollys giải thích: "Doanh số bán món Yakwa Cream Latte, sử dụng món tráng miệng truyền thống 'yakgwa (bánh mật ong)' của Hàn Quốc, nhiều hơn gấp 1,5 lần so với Americano. Thức uống này đã trở thành thực đơn đại diện của chi nhánh Namba Marui".
Ediya Coffee đã mở cửa hàng nhượng quyền nước ngoài đầu tiên tại Guam, Mỹ vào tháng 12/2023 và dự định sẽ mở chi nhánh thứ ba trong năm nay.
Một quan chức của Ediya Coffee cho biết: "Cửa hàng đầu tiên ở Guam đang thu hút sự chú ý của khách du lịch và người dân địa phương bằng cách cung cấp không chỉ thực đơn giống ở Hàn Quốc mà còn cả thực đơn đặc biệt của địa phương. Chẳng hạn như những thực đơn mang đến hương vị Hàn Quốc cho người dùng như "dalgona latte" và bánh cá 'bungeobbang'".
Ediya Coffee đã ký thỏa thuận nhượng quyền thương mại tổng thể với một đối tác địa phương của Malaysia vào tháng 6/2023 và quyết định sẽ mở tổng cộng 3 cửa hàng tại đây trong năm nay. Mục tiêu của Ediya Coffee là mở tới 200 cửa hàng ở Malaysia trong vòng 5 năm.
Ngoài việc mở cửa hàng, Ediya Coffee còn xuất khẩu cà phê dạng thanh (stick) và đồ uống đóng chai sang 23 quốc gia, trong đó có Mỹ và Hồng Kông.
Ediya Coffee giải thích, "Kim ngạch sản phẩm xuất khẩu trong năm 2023 đã tăng 120% so với năm trước đó".
Paik's Coffee, một thương hiệu trực thuộc The Born Korea của doanh nhân Baek Jong-won, hiện đang điều hành 8 cửa hàng ở Philippines và 2 cửa hàng ở Singapore.
Paik's Coffee cũng cho rằng "menu đa dạng" là một yếu tố tạo nên sự nổi tiếng của nó tại địa phương.
Một quan chức của công ty cho biết: "Chúng tôi đang địa phương hóa các mặt hàng trong thực đơn được bán ở Hàn Quốc, chẳng hạn như nước trái cây, sữa chua và kem để có thể đáp ứng đúng nhu cầu ở địa phương".
Mega MGC Coffee đã khai trương cửa hàng nước ngoài đầu tiên tại Ulaanbaatar, Mông Cổ vào ngày 30 tháng 5. Công ty cũng có kế hoạch xem xét mở rộng sang châu Á và châu Mỹ.
Một quan chức của Mega MGC Coffee cho biết: "Chúng tôi có hơn 150 thực đơn, không chỉ bao gồm cà phê mà còn cả nước trái cây có ga (ade) và sinh tố, vì vậy chúng tôi sẽ có thể đáp ứng nhiều sở thích khác nhau của người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới".
Việc thị trường tại Hàn Quốc gần như đã đạt đến trạng thái bão hòa cũng được coi là yếu tố ảnh hưởng đến việc ngành này mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Một quan chức trong ngành nhượng quyền cho biết: "Do sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước, các nhà nhượng quyền cà phê không còn cách nào khác ngoài việc phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường nước ngoài".
Theo Thống kê Hàn Quốc, số lượng quán cà phê tại Hàn Quốc tính đến cuối năm 2022 là 100.729 cửa hàng, lần đầu tiên vượt mốc 100.000. Con số này đã tăng lên gấp đôi trong 6 năm từ mốc 51.551 cửa hàng vào năm 2016.
Hollys giải thích rằng việc mở cửa hàng tại Nhật Bản là do nhận thấy xu hướng các quán cà phê và món tráng miệng theo phong cách Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến trong thế hệ trẻ ở quốc gia này.
Ngoài thực đơn giống với các món được bán tại Hàn Quốc, cửa hàng tại Nhật Bản còn có các món trong thực đơn giới hạn như 'Yakgwa Cream Latte' và 'Lucky Mugwort Latte'.
Một quan chức của Hollys giải thích: "Doanh số bán món Yakwa Cream Latte, sử dụng món tráng miệng truyền thống 'yakgwa (bánh mật ong)' của Hàn Quốc, nhiều hơn gấp 1,5 lần so với Americano. Thức uống này đã trở thành thực đơn đại diện của chi nhánh Namba Marui".
Ediya Coffee đã mở cửa hàng nhượng quyền nước ngoài đầu tiên tại Guam, Mỹ vào tháng 12/2023 và dự định sẽ mở chi nhánh thứ ba trong năm nay.
Một quan chức của Ediya Coffee cho biết: "Cửa hàng đầu tiên ở Guam đang thu hút sự chú ý của khách du lịch và người dân địa phương bằng cách cung cấp không chỉ thực đơn giống ở Hàn Quốc mà còn cả thực đơn đặc biệt của địa phương. Chẳng hạn như những thực đơn mang đến hương vị Hàn Quốc cho người dùng như "dalgona latte" và bánh cá 'bungeobbang'".
Ediya Coffee đã ký thỏa thuận nhượng quyền thương mại tổng thể với một đối tác địa phương của Malaysia vào tháng 6/2023 và quyết định sẽ mở tổng cộng 3 cửa hàng tại đây trong năm nay. Mục tiêu của Ediya Coffee là mở tới 200 cửa hàng ở Malaysia trong vòng 5 năm.
Ngoài việc mở cửa hàng, Ediya Coffee còn xuất khẩu cà phê dạng thanh (stick) và đồ uống đóng chai sang 23 quốc gia, trong đó có Mỹ và Hồng Kông.
Ediya Coffee giải thích, "Kim ngạch sản phẩm xuất khẩu trong năm 2023 đã tăng 120% so với năm trước đó".
Paik's Coffee, một thương hiệu trực thuộc The Born Korea của doanh nhân Baek Jong-won, hiện đang điều hành 8 cửa hàng ở Philippines và 2 cửa hàng ở Singapore.
Paik's Coffee cũng cho rằng "menu đa dạng" là một yếu tố tạo nên sự nổi tiếng của nó tại địa phương.
Một quan chức của công ty cho biết: "Chúng tôi đang địa phương hóa các mặt hàng trong thực đơn được bán ở Hàn Quốc, chẳng hạn như nước trái cây, sữa chua và kem để có thể đáp ứng đúng nhu cầu ở địa phương".
Mega MGC Coffee đã khai trương cửa hàng nước ngoài đầu tiên tại Ulaanbaatar, Mông Cổ vào ngày 30 tháng 5. Công ty cũng có kế hoạch xem xét mở rộng sang châu Á và châu Mỹ.
Một quan chức của Mega MGC Coffee cho biết: "Chúng tôi có hơn 150 thực đơn, không chỉ bao gồm cà phê mà còn cả nước trái cây có ga (ade) và sinh tố, vì vậy chúng tôi sẽ có thể đáp ứng nhiều sở thích khác nhau của người tiêu dùng từ khắp nơi trên thế giới".
Việc thị trường tại Hàn Quốc gần như đã đạt đến trạng thái bão hòa cũng được coi là yếu tố ảnh hưởng đến việc ngành này mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Một quan chức trong ngành nhượng quyền cho biết: "Do sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước, các nhà nhượng quyền cà phê không còn cách nào khác ngoài việc phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường nước ngoài".
Theo Thống kê Hàn Quốc, số lượng quán cà phê tại Hàn Quốc tính đến cuối năm 2022 là 100.729 cửa hàng, lần đầu tiên vượt mốc 100.000. Con số này đã tăng lên gấp đôi trong 6 năm từ mốc 51.551 cửa hàng vào năm 2016.