Để tìm ra bước đột phá trong bối cảnh nhu cầu về xe điện đang tạm thời trì trệ, các nhà sản xuất pin của Hàn Quốc đã và đang tích cực tham gia vào thị trường pin lithium iron phosphate (LFP), có mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại cho rằng đã quá muộn để Hàn Quốc bắt kịp các sản phẩm Trung Quốc vốn đã thống lĩnh thị trường pin LFP; do đó việc tăng tốc phát triển công nghệ là điều cấp thiết.
Theo tin tức từ ngành pin vào ngày 26, khoảng cách giá giữa pin lithium niken coban mangan oxit (NCM) và pin LFP tiếp tục tăng từ 29% trong quý III/2023 năm ngoái lên 32% trong quý IV cùng năm và 33% trong quý I/2024.
Pin LFP có ưu điểm là nguyên liệu thô tương đối rẻ, nguyên liệu catốt sắt và phốt phát dồi dào, độ an toàn cao và tuổi thọ dài.
Trước đây, các công ty Trung Quốc như CATL và BYD tập trung phát triển pin LFP, trong khi các công ty Hàn Quốc tập trung phát triển pin NCM.
Mật độ năng lượng của pin LFP thấp và phạm vi di chuyển chỉ bằng khoảng 70% đến 80% so với pin NCM. Tuy nhiên, do sự kéo dài của tình hình xe điện trì trệ và các nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) tập trung vào dòng xe điện tầm trung dẫn đến tỷ lệ lắp đặt pin LFP ngày càng tăng.
Các nhà sản xuất xe lớn như Volkswagen, General Motors, Tesla và Huyndai đã áp dụng pin LFP, và Rivian, BMW, Strattis, v.v. cũng đang đẩy nhanh việc áp dụng pin LFP.
Trong bối cảnh này, LG New Energy có kế hoạch sản xuất hàng loạt pin LFP từ nửa cuối năm 2025 để cung cấp cho các mẫu xe điện thế hệ tiếp theo của Renault. Samsung SDI và SK On cũng đã đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt vào năm 2026.
Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại chỉ ra rằng khi các công ty Hàn Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt pin LFP, khả năng cao các công ty Trung Quốc đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường LFP.
Tổ chức nghiên cứu SNE Research cho rằng trước khi các công ty Hàn Quốc đạt được sản xuất hàng loạt, các công ty Trung Quốc có khả năng đã đảm bảo được tất cả các đơn hàng lớn. Một khi các nhà sản xuất xe đầu tư vào pin, họ sẽ không dễ dàng thay thế chúng. Đây là thách thức mà các hãng pin Hàn Quốc phải đối mặt. Thêm vào đó, để có thể đối đầu với các công ty Trung Quốc có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, vẫn chưa biết liệu các công ty Hàn Quốc có thể cạnh tranh về giá hay không.
Nam Sang-cheol, người đứng đầu Trung tâm Posco Holdings, chỉ ra rằng Hàn Quốc có những hạn chế về cung cầu nguyên liệu thô do đó khó có thể cạnh tranh về giá với các công ty Trung Quốc.
Theo đó, các công ty Hàn Quốc có kế hoạch thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc thông qua năng lực công nghệ chẳng như phát triển pin LFMP (lithium mangan sắt photphat) với mật độ năng lượng được cải thiện bằng cách bổ sung mangan vào LFP.
Ko Soo-young, phó chủ tịch Samsung SDI, cho biết: "So với Trung Quốc, Hàn Quốc rõ ràng chậm hơn ở các sản phẩm trong phân khúc giá rẻ đến trung bình, tuy nhiên vẫn có thể bắt kịp bằng cách cải thiện năng lực nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ để không ngừng thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc".
Pin LFP có ưu điểm là nguyên liệu thô tương đối rẻ, nguyên liệu catốt sắt và phốt phát dồi dào, độ an toàn cao và tuổi thọ dài.
Trước đây, các công ty Trung Quốc như CATL và BYD tập trung phát triển pin LFP, trong khi các công ty Hàn Quốc tập trung phát triển pin NCM.
Mật độ năng lượng của pin LFP thấp và phạm vi di chuyển chỉ bằng khoảng 70% đến 80% so với pin NCM. Tuy nhiên, do sự kéo dài của tình hình xe điện trì trệ và các nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) tập trung vào dòng xe điện tầm trung dẫn đến tỷ lệ lắp đặt pin LFP ngày càng tăng.
Các nhà sản xuất xe lớn như Volkswagen, General Motors, Tesla và Huyndai đã áp dụng pin LFP, và Rivian, BMW, Strattis, v.v. cũng đang đẩy nhanh việc áp dụng pin LFP.
Trong bối cảnh này, LG New Energy có kế hoạch sản xuất hàng loạt pin LFP từ nửa cuối năm 2025 để cung cấp cho các mẫu xe điện thế hệ tiếp theo của Renault. Samsung SDI và SK On cũng đã đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt vào năm 2026.
Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại chỉ ra rằng khi các công ty Hàn Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt pin LFP, khả năng cao các công ty Trung Quốc đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường LFP.
Tổ chức nghiên cứu SNE Research cho rằng trước khi các công ty Hàn Quốc đạt được sản xuất hàng loạt, các công ty Trung Quốc có khả năng đã đảm bảo được tất cả các đơn hàng lớn. Một khi các nhà sản xuất xe đầu tư vào pin, họ sẽ không dễ dàng thay thế chúng. Đây là thách thức mà các hãng pin Hàn Quốc phải đối mặt. Thêm vào đó, để có thể đối đầu với các công ty Trung Quốc có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, vẫn chưa biết liệu các công ty Hàn Quốc có thể cạnh tranh về giá hay không.
Nam Sang-cheol, người đứng đầu Trung tâm Posco Holdings, chỉ ra rằng Hàn Quốc có những hạn chế về cung cầu nguyên liệu thô do đó khó có thể cạnh tranh về giá với các công ty Trung Quốc.
Theo đó, các công ty Hàn Quốc có kế hoạch thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc thông qua năng lực công nghệ chẳng như phát triển pin LFMP (lithium mangan sắt photphat) với mật độ năng lượng được cải thiện bằng cách bổ sung mangan vào LFP.
Ko Soo-young, phó chủ tịch Samsung SDI, cho biết: "So với Trung Quốc, Hàn Quốc rõ ràng chậm hơn ở các sản phẩm trong phân khúc giá rẻ đến trung bình, tuy nhiên vẫn có thể bắt kịp bằng cách cải thiện năng lực nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ để không ngừng thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc".